Yên Tử, một quần thể danh lam thắm cảnh có từ thời nhà Trần. Nơi đây còn là di tích lịch sử củ Trúc Lâm Thiền Viện của phật giáo những năm 1225-1400. Quần thể danh thắm này nằm ở tiếp giáp giữa 3 tỉnh Qungr Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Nó bao gồm các danh lam như khu du lịch Côn Sơn, Kiếp Bạc, Di tích Nhà Trần, Núi Yên tử với các ngôi chùa nổi tiếng quốc gia như chù Đồng, chùa Hoa Yên…
Tại đây có rất nhiều di tích văn hoa, lịch sử vẫn được dìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn. Đặc biệt các kiến trúc từ thời nhà Trần mở ra thiền phái mới Trúc Lâm, Yên Tử. Người khai sáng ra thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Kể từ đó nơi đây là kinh đô phật giáo Trúc Lâm mà hàng năm các tín đồ đều kéo về hành hương cúng bái. Rất nhiều các kiến trúc như am, đền, tượng, bia đá, tháp được dựng lên qua các thời kì tạo nên một quần thể hùng vĩ trải dài từ chân núi tới trên đỉnh núi Yên Tử.
Yên Tử được coi là một quần thể kiến trúc có tính lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia và được đặc biệt bảo tồn. Hàng năm đều được tu bổ và sửa chữa nhằm phục vụ người dân tới thăm quan và cúng bái.
Các di tích trong quần thể danh lam thắm cảnh Yên Tử:
Nằm ở Đông Triều với quần thể di tích gồm lăng mộ, các ngôi đền, miếu, các ngọn tháp… với phong cách kiến trúc khá là độc đáo thời Trần. trong đó đáng chú ý nhất là các tài liệu quý giá được viết bằng chữ Hán Nôm khắc trên các bức Hoành Phi, câu đối, các văn tự trên bia đá, các bản sắc phong… Nó có giá trị lịch sử quan trọng về văn hóa, nghệ thuật, phong cách xây dựng, chính trị cung cấp nhiều thông tin quan trọng về thời Nhà Trần và triều đại bấy giờ. Các di tích tiêu biểu như:
Am Ngọa Vân: Nơi vua Trần Nhân Tông lần đầu tiên tạo dựng để tu hành ở đây. Nó nằm ở trên núi cao Bảo Đài, xung quanh là rừng cây và mây mù lượn lờ. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên Ngọa Vân.
Quỳnh Lâm Tự: Nằm dưới chân núi Yên Tử, là nơi giảng dạy lớn về phật giáo Trúc Lâm và trở thành nơi tổ chức các buổi lễ phật giáo lớn của đất nước.
Lăng Tư Phúc: Nơi thờ cúng 2 vị vua thời nhà Trần đầu tiên là Thái Tông và Thánh Tông.
Thái lăng: Nơi thờ vị vua thứ tu đời nhà Trần là Anh Tông.
Mục lăng: Thờ vị vùa đời thứ năm nhà Trần là Minh Tông.
Tiếp đó là các lăn khác theo thứ tự thờ các đời vua sau nhà Trần là: An lăng, Phụ lăng, Nguyên lăng. Nơi thờ các đời vua nhà Trần thứ 6, 7, 8. Đời thứ 8 của nhà trần cũng là thời kỳ kết thúc của vương triều nhà Trần.
Ngoài ra còn có một số ngôi đền thờ cùng lúc nhiều vị vu như An Sinh điện, Thái Miếu. Một số ngôi chùa, am di tích còn bảo tồn từ thời nhà Trần và sau thời nhà Trần như: Chùa Trung Tiết, Hồ Thiên, chùa Ngọc Thanh…
Quần thể di tích Yên Tử được phân ra Đông Yên Tử và Tây Yên Tử.
Đối với khu Tây yên Tử chủ yếu là các di tích mang tính chất lịch sử thời nhà Lý, nhà Trần. có tính chất tham khảo và tìm hiểu lịch sử cũng như cúng bái của người dân địa phương. Một số địa danh như chùa Vĩnh Ngiêm, chùa Am Vãi… Bên cạnh đó là một số danh lam thắm cảnh nổi tiếng cho khách du lịch như Suối Mỡ, Rừng Tây Yên Tử, Thác Giót, Ao Vua, Đá Rạn, Hồ Tiên…
Đối với khách du lịch và người hành hương thì khu vực Đông Yên Tử được quan tâm nhiều nhất. Nơi đây tập chung hầu hết các di tích lịch sử cũng như các ngôi chùa lớn, các danh lam thắm cảnh gắn liền với phật giáo Trúc Lâm. Hệ thống các ngôi chùa, các am di tích được trải dài từ chân núi Yên Tử cho tới tận đỉnh núi như: Chùa Bí Thượng ở chân núi, cạnh đó là chùa Suối Tắm, Chùa Lân, tiếp đó là chùa Giải Oan. Lên đến lưng chừng núi có chùa Hoa Yên, chùa một mái ngay trên vách núi. Nơi cao nhất của ngọn núi này là Chùa Đồng nổi tiếng nhất với kiến trúc hoàn toàn bằng đồng đúc thành. Ngoài các khu di tích hay chùa thì khung cảnh thiên nhiên nơi đây cũng vô cùng đẹp với các khu rừng thiên nhiên xung quanh xen kẽ đường lên núi Yên Tử, mây mù giăng kín lưng chừng núi tới đỉnh tạo không khí mờ ảo huyền bí đối với những du khách hành hương.
Khi bạn tới thăm quan và leo núi Yên Tử. Nếu dư thời gian bạn có thể kết hợp thăm quan thêm Quần thể di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc với nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được tôn tạo mới như chùa Côn Sơn, các khu đền thờ nhà Nguyễn, dạo chơi ở suối mát Côn Sơn, thăm quan đền Kiếp Bạc, đền Nam Tào, Bắc Đẩu, Ao Cháo, Hồ Thóc, Viên Lăng, núi trấn Long… và nhiều địa danh khác.
Về với Yên Tử bạn sẽ được thả hồn về với thiên nhiên, những cảnh sắc hài hòa giữa những ngôi chùa cổ trên vách đá, hay giữ rừng cây xanh tốt, đem lại cảm giác yên bình cho tâm hồn du khách.
Để lại lời nhắn của bạn