Đền Cô Bé Cửa Suốt Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh những cảnh thiên nhiên đẹp say đắm lòng người, ví dụ như Vịnh Hạ Long còn có những điểm đến tâm linh giúp cho tâm hồn thêm thư thái. Và một trong số đó phải kể đến ngôi đền Cô Bé Cửa Suốt. Qúy khách hãy cùng Di Sản Việt tìm hiểu nơi này nhé!

1. Vị trí, địa điểm

Đền Cặp Tiên là tên gọi khác mà người dân bản địa hay dùng để gọi của đền Đền Cô Bé Cửa Suốt. Ngôi đền thuộc địa phận xác Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Với vị trí đắc địa “đầu tựa sơn, chân đạp thủy” càng khiến cho ngôi đền thêm phần linh thiêng, cảnh vật xung quanh thơ mộng, hữu tình. Nơi đây mỗi dịp đầu năm luôn chào đón một lượng lớn du khách tới thắm hương cầu may mắn, sức khỏe, công danh. Đền Cô Bé Cửa Suốt với diện tích không quá lớn, thuộc quần thể của đền Cửa Ông, vào năm 1989 đã được bộ Văn Hóa-Thông tin & Du lịch cấp bằng di tích lịch sử.

Cách đi: Nếu quý khách đi hành trình tự túc, quý khách đi theo đường cao tốc quốc lộ 18A thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh sau đó rẽ vào hướng huyện Vân Đồn, tình Quảng Ninh và đi thêm khoảng 10 phút là tới Đền Cô Bé Cửa Suốt. Các cung đường đều đã được xây dựng, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng bởi vậy rất thuận tiện cho việc di chuyển.

2. Cấu trúc của ngôi đền

Đền Cô Bé Cửa Suốt bao gồm ba công trình chính: Đền chính, động Sơn Trang và Giếng Tiên.

- Đền chính được xây dựng với kiến trúc của chữ Đinh (chữ Hán ) hướng về phá Đông Bắc, gồm khu vực bái đường phía trước và hậu cung ở phía sau. Toàn bộ Đền chính với tổng diện tích khoảng 102 mét vuông. Trên các cột cửa với nguyên liệu bằng gỗ táu có treo các câu đối và trạm khắc hình con rồng tinh xảo, sơn son thiếc vàng toát lên vẻ uy nghiêm. Mái đền lợp ngói với 4 góc hình mũ hài, hai tầng có 8 mái. Khu vực bái đường có đặt một lư đồng rất lớn để du khách thắp hương. Hậu cung chia thành ba gian thờ: Gian thứ nhất chính giữa là nơi đặt ban thờ Cô Bé Cửa Suốt, ban thờ Hội Đồng Thánh Cậu và Cậu Bé Cửa Suốt đặt ở bên phải, Hội đồng Thánh Cô đặt ở phía bên trái; Gian thứ hai chính giữa đặt ban thờ Đông Hải Đại Vương, ban thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Quan Hoàng đặt ở bên phải, bên trái đặt bạn thờ của Tứ Phủ Chầu Bà; Cuối cùng gian thứ 3 là nơi thờ phụng Tam Tòa Thánh Mẫu.

- Động Sơn Trang: Phía bên ngoài bằng phẳng hơn là nơi mà du khách hành lễ, thắp hương, cúng bái. Phía bên trong được đắp thành các núi đá đặt tượng thờ của Mẫu Thượng ngàn cùng với tượng thờ Nhị vị Vương cô và 12 Côn Sơn Trang đặt bên phải của tượng Cậu. Ngay chính giữa động là một bức hoành phi lớn với dòng chữ “Nữ động sơn trang”.

- Giếng Tiên nằm ngay cạnh động Sơn Trang, đây là một giếng nước ngọt quanh năm không bao giờ cạn. Làn nước trong vắt, mát lạnh. Theo truyền thuyết kể lại rằng có hai vị Tiên Ông thường ghé xuống chơi cơ, nước để pha trà cho Tiên Ông được lấy lên từ giếng đó. Và sau này, người dân tin rằng uống nguồn nước ở đây sẽ giúp cơ thể sảng khoái, tiêu tan bệnh tật.

3. Sự tích Đền Cô Bé Cửa Suốt

Người dân bản địa kể lại rằng, Đền Cặp Tiên tức Đền Cô Bé Cửa Suốt được xây dựng lên để thờ phụng vị tiểu thư là con gái của Trần Quốc Tảng, cháu gái của Hương Đạo Vương. Gọi là Cô Bé Cửa Suốt bởi cô cùng Đức Ông Đệ Tam cùng nhau thống lĩnh ba quân trấn giữ địa phận ngoài Cửa Suốt. Vào thời nhà Nguyễn vó một vị quan được nhân dân tôn làm hậu thần bởi ông có nhiều đóng góp, chăm lo đời sống của người dân và sau khi ông mất cũng được thờ tại ngôi đề này luôn. Do đó ngôi đền còn có tên là Đền Quán chánh.

Cô Bé Cửa Suốt trong tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều thuộc ở hàng Vương Tôn. Tuy gọi là Cô Bé nhưng không giống với Cô Bé Thượng Ngàn hay Cô Bé Đền Bản mà vì thứ bậc của cô trong Công Đồng Trần Triều như đã nêu ở phía trên.

4. Ghế hầu Cô Bé Cửa Suốt

Khi về ngự, trang phụ hầu đồng của Cô Bé Cửa Suốt giống với trang phục của Nhị vị Vương cô, nhưng thay màu vàng sẽ là màu trắng. Trong buổi hầu, cô cầm mái chèo và cờ lệnh với ý nghĩa trấn giữ vùng Cửa Suốt. Và đôi khi Cô cũng cầm kiếm để múa như mô phỏng những trận đánh với quân thù. Hằng năm ngày tiệc của Cô vào ngày 2 tháng 3 âm lịch.

5. Chia sẻ cách sắm lễ khi đi đền Cô Bé Cửa Suốt.

Đầu năm du khách thường đi lễ ở chùa, đền để cầu an và đặc biệt vào ngày tiệc của Cô thì đông hơn cả. Để tỏ lòng thành kính, mâm lễ cũng cần được sửa soạn đầy đủ và đẹp mắt. Ở đây không thể thiếu là Oản Tài lộc màu trắng để đồng bộ với trang phục của Cô mang ý nghĩa về một năm mới nhiều vận may, tiền tài. Tiếp đến là một lọ hoa, một đĩa quả, xôi nếp, thịt luộc, quả cau, lá trầu, cút rượu, thẻ hương và tiền giấy cùng một lá sớ cầu sức khỏe, công việc hanh thông.

Đền Cô Bé Cửa Suốt (Đền Cặp Tiên) là một công trình mang ý nghĩa về tín ngưỡng văn hóa dân tộc. Mặc dù trải qua dòng thời gian ngôi đền có bị hư hỏng nhưng đến nay đã được tu sửa, trang hoàng lại rất đẹp và lộng lẫy, cảng thể hiện rõ sự tôn nghiêm, linh thiêng. Đến tham quan di tích ngoài các hoạt động cầu may quý khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên bởi vị trí đặc địa của ngôi đền. Một nơi non nước hữu tình, một chốn bồng lai tiên cảnh là một điểm đến đáng để ghé thăm khi đến du lịch Quảng Ninh!

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới

Tour nổi bật

Hạ Long Tuần Châu 2 ngày 1 đêm

1.990.000đ Giá: 1.890.000đ

Du lịch Hạ Long - Sapa 5 ngày 4 đêm

4.990.000đ Giá: 4.690.000đ

Du lịch Hạ Long 1 ngày

999.000đ Giá: 890.000đ