Tượng đài sư tử Lion Monument Thụy Sĩ

Tại khu vực của thành phố Lucerne tại Thụy Sỹ, có 1 tượng đài mang hình sư tử sẽ làm bạn phải nín thờ vì câu chuyện xúc động đầy bi tráng này. Nó được biết tới với tên gọi Lion Monument – đây là 1 trong những kiệt tác điêu khắc gắn liều với sự kiện lịch sử đau thương. Hãy cùng Du lịch Di Sản Việt Nam khám phá thêm nhiều thông tin về bức tượng nổi tiếng này.

Tượng đài Sư Tử - Lion Monument hay còn được biết với cái tên Lowendenkmal trong tiếng Đức là 1 bức phù điêu bằng đá tại Lucerne. Nó được thiết kế và điêu khắc bởi Bertel Thorvaldsen cùng với Lukas Ahorn trong 2 năm từ 1820 tới 1821. Đây là tượng đài để tưởng nhớ những người lính vệ binh của Thụy Sĩ đã bị thảm sát tàn khốc trong năm 1792 khi mà cuộc Cách mạng Pháp nổ ra, họ là những người đã bảo vệ cung điện Tuileries tại Paris tới hơi thở cuối cùng trước lực lượng cách mạng. Đây là 1 trong những di tích nổi tiếng nhất tại Thụy Sỹ và người ta ước tính hàng năm có gần 1,5 triệu lượt khách ghé thăm để chiêm ngưỡng tượng đài này. Vào năm 2006 nó đã trở thành di tích được đặc biệt bảo vệ của Thụy Sĩ và đại văn hào người Mỹ - Mark Twain đã từng ca ngợi kiệt tác này là tượng đài xúc động nhất trên thế giới.

1. Sự kiện những người lính nằm xuống.

Từ đầu thế kỷ XVII, Hoàng gia Pháp đã thành lập 1 trung đoàn Vệ binh đặc biệt. Vào ngày mùng 6 tháng 10 năm 1789, Vua Louis thứ XVI đã bị buộc phải di chuyển toàn bộ gia đình mình tới cung điện Tuileries tại Paris từ cung điện Versailles. Tháng 6 năm 1791, ông một lần nữa chạy trốn tới Montmedy nằm tại khu vực gần biên giới nơi có nhiều sĩ quan hoàng gia. Khi mà cuộc cách mạng diễn ra vào ngày 10 tháng 8 năm 1792 đã kéo theo làn sóng người ồ ạt tấn công vào cung điện. Trong lúc giao tranh nổ ra, hoàng tộc đã được binh linh hộ tống rời khỏi cung điện và tới Hội đồng lập pháp trú ẩn. Còn lực lượng Vệ binh thì bị áp đảo bởi số lượng cũng như việc hết đạn dược mà phải bỏ mạng ngay tại cung điện.

Trong số những Vệ Binh bảo vệ cung điện, có khoảng 600 người hoặc đã bị thiệt mạng trong giao tranh với lực lượng cách mạng hoặc đã bị thảm sát kể cả khi đầu hàng. Bên cạnh đó là khoảng 200 người đã chết khi bị giam cầm trong tù vì những vết thương không được chữa trị từ cuộc nổ súng. Tính cả hoàng gia thì chỉ còn khoảng 300 người sống sót trong sự kiện này. Các sỹ quan chỉ huy hầu hết thiệt mạng trong cuộc tấn công, riêng Thiếu tá Karl Josef von Bachmann thì bị mang ra xét xử và bị tuyên án xử chém vào tháng 9, khi đó ông vẫn mặc chiếc áo khoác đồng phục màu đỏ của mình.

2. Tượng đài tưởng nhớ.

Sáng kiến xây dựng 1 bức tượng đài để tưởng nhớ những người lính đã nằm xuống vì nhiệm vụ của mình được thực hiện bởi Karl Pfyffer von Altishofen - một sĩ quan may mắn của Lực lượng Vệ binh đã nghỉ phép ở Lucerne vào thời điểm diễn ra cuộc chiến. Tượng đài này được thiết kế bởi nhà điêu khắc nổi tiếng tại Đan Mạch - Bertel Thorvaldsen và cùng với Lukas Ahorn. Họ đã chạm khắc bức tượng này trong 2 năm 1820 và 1821 tại 1 mỏ đá sa thạch gần Lucerne. Bức tượng hình sư tử được chạm khắc vào vách đá với chiều dài 10 mét và cao 6 mét. Tượng đài là biểu tượng cho sự trung thành và dũng cảm của những người lính. Du khách sẽ thấy được hình ảnh của vị chúa sơn lâm đang hấp hối với ngọn giáo cắm vào thân mình, bên cạnh nó là tấm khiên che chắn mang theo quốc huy của Thụy Sỹ. Dòng chữ phía dưới bức tượng liệt kê số người những người đã nằm xuống vì bảo vệ cung điện tới hơi thở cuối cùng (760 người) cùng với những người may mắn sống sót (350 người).

3. Tới tượng đài như thế nào?

Từ ga chính của thành phố Lucerne, du khách có thể sử dụng xe bus để tới đây dễ dàng. Du khách có thể đi xe buýt mang số hiệu 1, 19, 22 và 23 để tới Lowenplatz (Quảng trường Sư tử). Từ đây bạn có thể dễ dàng tời tượng đài theo những biển chỉ dẫn.

 

Tượng đài Sư Tử là 1 minh chứng về lòng dung cảm và sự trung thành của những người lính vệ binh. Mắc dù họ biết rõ kết cục của mình trước số lượng khổng lồ của quân địch nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ cung điện tới cùng.

 

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới