Tượng đài Lowen Denkmal dấu ấn của Thụy Sĩ

Du lịch Thụy Sỹ, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những tòa nhà sang trọng hay những quan cảnh núi đồi lãng mạn, nên thơ, những hồ nước chảy uốn lượn trong thành phố. Bên cạnh đó có một địa điểm tham quan thu hút đông đảo lượng khách du lịch ghé thăm - tượng đài Sư tử hấp hối Lowen Denkmal, biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh.

LOWEN DENKMAL – DẤU ẤN LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC THỤY SỸ

Du lịch Thụy Sỹ, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những tòa nhà sang trọng hay những quan cảnh núi đồi lãng mạn, nên thơ, những hồ nước chảy uốn lượn trong thành phố. Bên cạnh đó có một địa điểm tham quan thu hút đông đảo lượng khách du lịch ghé thăm - tượng đài Sư tử hấp hối Lowen Denkmal, biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh.

Vị trí: Tượng đài Lowen Denkmal được khắc trên một vách đá ở vùng ngoại ô thành phố Lucerne, đặt trong công viên phía bên ngoài của lối vào Glacier Garden.

Tổng quan

“Cha đẻ” của bức tượng là nghệ sĩ thiết kế người Đan Mạch tên là Bertel Thorvaldsen và nghệ sĩ điêu khắc tên Lukas Ahom cùng bắt tay vào làm từ năm 1821. Bức tượng đài trạm khắc có hình chú sư sử đang bị thương với một mũi giáo đâm ngang hông, nằm gác đầu lên hai tầm lá chắn và xung quanh có đặt một vài vũ khí chiến đấu. Đôi mắt con sử tử toát lên vẻ buồn bã, cảm giác đau thương nhưng không muốn buông bỏ. Chỉ nhìn vào đôi mắt thôi đã khiến chúng ta cảm thấy đau đến xé lòng. Kích thước toàn bộ bức tượng có chiều dài 10 mét, chiều rộng 6 mét. Ngoài ra có một dòng chữ oai hùng như để khẳng định, như một lời tuyên ngôn được khắc trên vách đá phía trên bức tượng “Helvetiorum Fidei ac Virtuti” (Dịch ra tiếng Việt: Tưởng nhớ lòng trung thành và dũng cảm của người Thụy Sỹ). Đến đây tham quan, nhà văn người Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng xúc động mà mô tả rằng “Đây có lẽ là tác phẩm điêu khắc trên đá buồn và cảm động nhất trên thế giới”. Bởi vậy những người trông nom đã tạo nên một cảnh quan xung quanh nơi vách đá mang đến sự xoa dịu cho vơi bớt phần nào nỗi đau cho những du khách tới thăm quan. Ngay bên cạnh vách đá là một hồ nước nhỏ trong xanh, bao quanh hồ là các khóm hoa lys tỏa hương thơm, đua nhau khoe sắc và bên cạnh là rất nhiều cây cối nữa.

Qúa trình đi đến việc xây dựng bức tượng đài

Truyền thống lâu đời truyền lại tiếp nối của những người lính đánh thuê Thụy Sỹ là phục vụ các Chính phủ nước ngoài. Họ được huấn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, rèn luyện ý chí sắt đá và hơn thế nữa là mỗi người lính mang trong mình một lòng trung thành tuyệt đối. Trong suốt thời kỳ đầu của lịch sử châu Âu, những người lính anh dũng này phần lớn phục vụ ở nước Pháp và Tây Ban Nha.

Khi nhớ lại, sự kiện đau thương đó đã xảy ra tại Cung điện lộng lẫy Tuileries vào ngày 10 tháng 08 năm 1792. Trong thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng nước Pháp, nguồn cơn do một đám đông thuộc tầng lớp lao động người Paris đột nhập vào cùng điện làm loạn và tàn sát những người lính Thụy Sỹ đang canh gác. Mặc nhiên với lòng trung thành và sự dũng cảm, những người lính quả cảm này vẫn hết sức cố gắng chống đỡ để bảo vệ Vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette và các con. Và cứ thế gần 700 binh lính chiếu đấu cho đến khi không còn một ai sống sót.

Trung úy Carl Pfyffer von Altishofen - thuộc đội binh lính đánh thuê thật may mắn đã tránh được cuộc thảm sát này do ngày hôm đó ông xin nghỉ phép về nhà. Ông Pfyffer kể từ đó vẫn tiếp tục phục vụ trong hàng ngũ quân đội cho đến hết năm 1801. Năm tiếp theo khi mà trung đoàn của ông dần dần tan rã hết, ông trở lại quê hương Lucerne, sau đó bắt đầu lên kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm để tưởng nhớ, tôn vinh, ca ngợi sự trung thành, chiến đấu kiên cường của đồng đội - những người đã hy sinh trong cuộc bạo loạn ở Pháp. Kế hoạch, ý tưởng này Pfyffer luôn phải giữ bí mật, thực hiện một cách cẩn thận bởi khi đó Thụy Sỹ vẫn còn là thuộc địa của Pháp, nằm trong tầm kiểm soát của thực dân Pháp vì vậy việc xây dựng nơi tưởng nhớ những người lính bảo vệ chế độ quân chủ là một việc bất khả thi, khó khăn vô cùng. Một thời gian sau, vào năm 1815, cách mạng đã giành thắng lợi, người dân Thụy Sỹ đã đứng lên giành lại được độc lập, tự do, dân chủ, ông Pfyffer mới bắt tay vào thực hiện mơ ước, dự định ông đã ấp ủ từ lâu.

Trước hết, trung úy Carl Pfyffer von Altishofen nghĩ ngay đến nghệ sĩ điêu khắc tài ba Bertel Thorvaldsen, người Đan Mạch sẽ là người hợp lý nhất cho việc thiết kế tượng đài tưởng niệm đặc biệt.  Pfyffer đứng lên kêu gọi nhân dân gây quỹ hỗ trợ để có chi phí xây dựng nhưng dường như chắc mấy ai thực sự đồng ý và muốn chung tay đóng góp. Việc thiếu thốn vật chất, tiền bạc tài chính không thuê được Bertel Thorvaldsen đứng ra thiết kế nhưng bằng cách nào đó, sự chân thành của Pfyffer đã lay động và thuyết phục được nhà thiết kế người Đan Mạch đứng ra nhận công việc này. Bertel Thorvaldsen đưa ra một bản vẽ với hình ảnh chú sư tử đang nằm hấp hối bên cạnh đao gươm giáo mác, hình ảnh này tượng trưng cho những người lính Thụy Sỹ anh dũng chiến đấu. Một bên chân móng vuốt của sư tử đè lên cái khiên in hình biểu tượng về chế độ quân chủ của nước Pháp, cái khiên còn lại khắc lên biểu tượng của Thụy Sỹ.

Viện Bảo tàng Thorvaldsens tiết lộ thông tin Pfyffer đã cố tình che giấu sự thật rằng bản thân không đủ khả năng chi trả để Bertel Thorvaldsen tiếp tục tiến hành việc sáng tác. Sau này Thorvaldsen cũng đã biết về sự thật, ông vô cùng phẫn nộ và đã có ý định thay đổi bản thiết kế nhưng cuối cùng ông đã không làm vậy. Tác phẩm của mình Bertel Thorvaldsen vẫn giữ nguyên để thể hiện sự tôn trọng của ông dành cho những người lính dũng cảm đã ngã xuống.

Ngay này, bức tượng đài Sư tử hấp hối là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều lượt khách du lịch tới tham quan, bao gồm cả khách quốc tế và khách địa phương. Một tượng đài vô cùng ý nghĩa của thành phố Lucerne nói riêng và Thụy Sỹ nói chung.

 

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới