Lịch sử hệ thống tàu siêu tốc Shinkansen
Trước đây, tất cả người dân xứ sở Phù Tang đều đi bộ là chính cho đến cuối thế kỷ 19. Và càng ngày giao thông ở Nhật Bản càng phát triển một cách rất đa dạng, đông đúc nhưng lại không hề lộn xộn vì đã được đồng bộ hết. Nói đến phương tiện giao thông công công, phương tiện chạy trên đường sắt là phổ biến nhất. Vào năm 1872 tuyến đường sắt được xây dựng đầu tiên nối giữa ga Shimbashi (thủ đô Tokyo) với ga Yokohama (của thủ đô Yokohama). Thời điểm hiện tại, hệ thống tàu điện ngầm, tàu cao tốc của Nhật Bản rất dày đặc và đảm bảo chuẩn từng giờ từng phút. Trung bình bạn chỉ mất khoảng 5-7 phút đi bộ là sẽ gặp được một nhà ga. Có hai loại tàu điện: tàu điện thông thường và tàu siêu tốc. Nhắc đến tàu siêu tốc, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của bất kỳ người nào sống ở đất nước Nhật Bản là hình ảnh tàu siêu tốc Shinkansen chở hành khách chạy dưới chân núi Phú Sỹ. Đây giống như một biểu tượng, một niềm tự hào của Janpan thời hiện đại.
Nhật Bản địa hình chủ yếu là đồi núi, rất phù hợp để xây dựng các tuyến đường sắt. Vì vậy đây là quốc gia đầu tiên cho xây dựng tuyến đường sắt và phát triểu tuyến đường sát đặc biệt dành cho tàu siêu tốc. Điểm khác biệt của Shinkansen với các hệ thống đường sắt cao tốc của nước Pháp hoặc Đức là: tuyến đường sắt dành cho tàu Shinkansen siêu tốc được đặt song song với các tuyến đường sắt của tàu điện thông thường, không có điểm giao nhau bởi vậy giảm thiểu tối đa khả năng va chạm và tốc độ di chuyển của tàu cũng được đẩy nhanh đáng kể.
Sự tiện lợi và hiện đại của hệ thống tàu siêu tốc Shinkansen
Hệ thống tàu siêu tốc Shinkansen nổi tiếng của Nhật Bản có tốc độ tối đa đạt đến 320 ki-lo-met/giờ. Vào năm 1996, khi cho tàu chạy thử trên đường ray thông thường, tốc độ còn đạt đến 443 ki-lo-met/giờ và kỷ lục nhất vào năm 2003, đạt 581 ki-lo-met/giờ. Dưới bàn tay tài năng của kỹ sư Hideo Shinma, Shinkansen mang theo một mong muốn đem lại “cảm giác ngồi trên tàu êm ru như trên máy bay”. Ông Hideo Shinma đã trở thành người đứng đầu của Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ quốc gia Nhật bản ngay sau khi ông xin ra khỏi ngành đường sắt. Phát minh của ông như một làn gió mới, đem lại sự mới mẻ cho đất nước Nhật Bản. Bình thường để di chuyển bằng tàu điện thông thường từ Tokyo đến Osaka phải mất đến bốn tiếng đồng hồ cho quãng đường hơn 500 ki-lo-met. Giờ đây vẫn quãng đường đó nhưng thời gian chỉ còn khoảng 2 tiếng 25 phút thôi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tàu Shinkansen đảm bảo sự đúng giờ gần như tuyệt đối, tính cả vấn đề do thời tiết gây chậm chễ, trung bình thời gian đến muộn của các chuyến tàu chỉ 35 giây. Trong năm 2012, theo thống kê tổng cộng có 333 chuyến tàu hoạt động mỗi ngày nối chuyến giữa Tokyo và Osaka, với hơn 391.000 lượt khách và tốc độ tối đa di chuyển là 270 ki-lo-met/giờ. Khi thiết kế ra tàu Shinkansen, những thành viên cùng kỹ sư Hideo Shinma cũng rất chú trọng, đặt vấn đề an toàn lên trên hàng đầu. Bởi vậy là sau 51 năm hoạt động với hơn 10 tỷ lượt khách, chưa từng xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào mặc dù Nhật Bản là quốc gia thường xuyên có những trận động đất bất ngờ.
Ở một số bài phỏng vấn, tập đoàn Đường sắt Nhật Bản phát biểu rằng Shinkansen đã đáp ứng được mong muốn đưa người Nhật đến với thủ đô. Tại sao lại có câu nói này? Đó là bởi vì hàng triệu thanh niên trẻ, những người trong độ tuổi lao động đổ xô đến Tokyo để làm việc - thành phố lớn tập trung rất nhiều ngành nghề lao động của Nhật Bản. Tuy nhiên, họ lại không có nhiều tiền để để thuê nhà, xây nhà ở trung tâm thành phố, chỉ có thể ở những nơi xa, bởi vậy, mỗi lần di chuyển để đi làm cực kỳ mất nhiều thời gian. Shinkansen như một cái phao cứu cánh, giải quyết mối lo ngại về phương tiện di chuyển, thời gian di chuyển của người dân.
Về nội thất trên tàu, cũng gần giống như trên máy bay vậy, chia thành hai khoang: khoang thương gia với ghế lớn và chỗ để chân rộng rãi hơn; khoang phổ thông với ghế nhỏ và chỗ ngồi hẹp hơn một chút. Hai hàng ghế đặt hai bên cạnh các ô cửa sổ nhỏ, ở giữa là lối đi lại. Khi mua vé tàu bạn hoàn toàn có thể đặt chỗ ngồi trước ở khoang đặt chỗ reversed, gần như trên máy bay mà. Còn lại những hành khách tự do, ai đến trước ngồi trước thì sẽ được sắp xếp ở khoang no-reversed. Tất nhiên khi đến khoang nào bạn cũng phải xếp hàng, đó là văn hóa bất thành văn của người Nhật rồi. Tàu đến ga cuối, đợi hành khách xuống tàu hết, có một đội ngũ nhân viên dọn dẹp nhanh chóng các khoang tàu trong vòng chuẩn 5 phút để đảm bảo không gian sạch sẽ đón lượt khách tiếp theo.
Lưu ý khi đi trên tàu siêu tốc Shinkansen
Văn hóa ngồi trên tàu điện, người Nhật sẽ thường tắt điện thoại bởi việc nghe điện thoại trên tàu được gọi là bất lịch sự. Trước khi ngả ghế ra phía sau, người ngồi trước sẽ thông báo cho người ngồi sau biết, nếu thấy người ngồi sau đang ăn hoặc đang làm việc thì sẽ không ngả ghế ra nữa. Hành lý được đặt ngay phí dưới ghế của mình, không để chắn lối đi… Đây là một vài văn hóa đi xe của người dân Nhật Bản.
Khi đến khoang tàu nào, bạn cũng cần xếp hàng để dành chỗ cho người đến sau.
Có thể nói, tàu siêu tốc Shinkansen là một phát minh của thời đại, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, kể cả những người dân sinh sống ở vùng nông thôn mà muốn đến nơi thành phố làm việc, giải quyết vấn đề về thời gian rất nhiều. Từ đó chúng ta càng thấy rõ được đất nước Nhật Bản phát triển nhanh, mạnh đến mức nào, dường như đi trước cả thời đại. Du lịch Nhật Bản còn rất nhiều điều lý thú đang chờ bạn đến và khám phá!
Để lại lời nhắn của bạn