Kinh nghiệm du lịch tự túc Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước thuộc khu vực Đông Bắc Á có rất nhiều điều thú vị về văn hóa, lịch sử và các công trình kiến trúc nổi tiếng. Đây là điểm đến du lịch luôn nằm trong danh sách “must go” của tất cả mọi người. Bài viết dưới đây Di Sản Việt sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm để có một chuyến du lịch tự túc đến Nhật Bản sao cho trọn vẹn nhất nhé, đặc biệt là tuyến “cung đường vàng”!

Góc nhìn về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản luôn đi kèm với những cái tên thương hiệu như “xứ sở hoa anh đào”, “đất nước mặt trời mọc”, “xứ sở phù tang”. Tất cả đều thể hiện vẻ đẹp đắm say của Nhật Bản. Quốc gia này có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, được phân chia thành 10 vùng: Hokkaido, Tohuku, Hokuriki, Kanto, Chubu, Kansai, Shikoku, Chugoku, Kyshu, Okinawa. Địa hình là đồi núi, tài nguyên nghèo nàn, khoáng sản ít, chỉ có gỗ và sản phẩm từ biển nhưng Nhật Bản lại đang là một cường quốc trên thế giới, dẫn đầu về nhiều lĩnh vực.

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của biển Thái Bình Dương, vị trí như vậy khiến cho quốc gia này chịu rất nhiều thiên tai như động đất và sóng thần, thường là xảy ra đột ngột. Trước đó, những ảnh hưởng của chiến tranh thế giới cũng khiến cho Nhật Bản bị tốn thất rất nhiều, gần như hoang tàn. Nhưng cũng chính vì thế, người dân của đất nước Nhật Bản đã tôi luyện một tinh thần thép, mạnh mẽ, kiên cường, làm việc theo nguyên tắc, đạo lý nên sự phục hồi đất nước diễn ra rất nhanh chóng. Có một lợi thế nữa mà Nhật Bản may mắn có được đó là điều kiện thời tiết thuận lợi, ôn hòa, có đầy đủ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông bởi vậy đã tạo ra cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nơi đây.

“Cung đường vàng” là gì?

Ở Nhật Bản, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng để đến. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thị trường, Di Sản Việt đã đưa ra một chương trình tuyến điểm thuận tiện nhất về mặt thời gian di chuyển cũng nhưng có thể nói là khám phá gần hết những điều nổi bật, những địa điểm đặc trưng nhất ở Nhật Bản. Đó là đi tham quan bốn thành phố lớn nhất: Tokyo, Nagoya, Kyoto, Osaka theo cùng đường từ Đông sang Tây. Hành trình này sẽ đưa bạn đến những đến đến hội tụ đầy đủ nét đẹp văn hóa từ lịch sử đến hiện tại:

- Tokyo: tháp truyền hình Tokyo Skytree, chùa Asakusa, Cung điện Hoàng gia, núi Phú Sỹ,…

- Nagoya: Hồ Ashi, làng cổ Oshino Hakkai,…

- Kyoto: chùa Vàng, rừng trúc Sagano, phố cổ Gion,…

- Osaka: chùa Todai, công viên hươu Nara, lâu đài Osaka,…

Cần chuẩn bị những gì cho chuyến du lịch Nhật Bản tự túc?

1. Visa: rất quan trọng

Loại visa dùng để đi du lịch Nhật Bản là visa du lịch với điều kiện nhập cảnh 1 lần trong thời gian 3 tháng với thời hạn lưu trú không quá 15 ngày. Vì visa Nhật khá phức tạp nên theo kinh nghiệm của Di Sản Việt bạn nên đặt qua công ty du lịch chuyên về  Nhật Bản để tăng khả năng đậu visa cũng như “nhàn” hơn. Những giấy tờ cơ bản bạn cần chuẩn bị bao gồm:

- Hộ chiếu gốc còn hạn sử dụng từ 6 tháng tính tới ngày nhập cảnh.

- Tờ khai xin visa Nhật Bản có dán sẵn ảnh 4,5 × 4,5 (mẫu tờ khai do công ty du lịch cung cấp)

- Tài liệu chứng minh năng lực chi trả cho chuyến đi: giấy xác nhận số dư tài khoản có dấu của ngân hàng với sô dư tối thiệu 200 triệu đồng; Photo thêm sổ đỏ, nhà đất, ô tô (nếu có).

- Tài liệu chứng minh công việc: Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm + đơn xin nghỉ phép có dấu đỏ của công ty đối với những người trong độ tuổi lao động; Trường hợp về hưu cần xác nhận hưu trí;

Lưu ý: Trường hợp đã từng đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản thì không được phép xin visa du lịch Nhật Bản nữa.

Địa chỉ văn phòng Lãnh sự quán Nhật Bản ở Hà Nội: số 27 Liễu Giai, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024 3846 3000

Thời gian làm việc: 8h30 - 17h15 thứ 2 đến thứ 6.

2. Vé máy bay

Có ba hãng hàng không phổ biến bay đến Nhật Bản để bạn lựa chọn theo sở thích và phù hợp với túi tiền của mình: VietjetAir (VJA), VietnamAirlines (VNA), All Nippon Airways (NH). Du lịch Nhật Bản tuyến cung đường vàng bạn nên chọn chiều bay như sau để không mất thời gian phải quay vòng lại bởi Tokyo và Osaka là hai thành phố đặc trưng ở Nhật Bản và khoảng cách từ Osaka đến Tokyo là hơn 500 ki-lo-mét:

Hà Nội (HAN) - Tokyo (NRT)//Osaka (KIX) - Hà Nội (HAN) hoặc Hà Nội (HAN) - Osaka (KIX)//Tokyo (NRT) - Hà Nội (HAN).

Thời gian bay là khoảng 4 tiếng đồng hồ và múi giờ của Nhật Bản nhanh hơn Việt Nam 2 tiếng. Tùy vào từng thời điểm bạn đặt mua vé khác nhau thì sẽ có giá tiền khác nhau, bởi vậy có thời gian bạn hãy sẵn vé giá rẻ, giá khuyến mãi của các hãng hàng không nhé hoặc đơn giản hơn là có thể đặt qua công ty du lịch, có những vấn đề phát sinh về lùi giờ bay hoặc sai sót chỗ nào bạn sẽ được xử lý ổn thỏa.

3. Đặt phòng khách sạn

Có một số trang web nổi tiếng để bạn tham khảo như booking.com, agoda.com, trivago.vn và để tiện hơn bạn cũng có thể liên hệ qua các công ty du lịch chuyên về tour Nhật Bản để được tư vấn và hỗ trợ đặt phòng. Khách sạn ở Nhật Bản giá khá cao và diện tích phòng nhỏ, được thiết kế theo phong cách tối giản và thông minh, nên khi ở trong không gian phòng khách sạn như vậy bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên tại sao lại sắp xếp được nhiều vật dụng thiết yếu đến như vậy. Và tất nhiên khách sạn ở khu vực trung tâm thành phố sẽ đắt đỏ hơn ở các vùng ngoại ô lân cận. Vì Nhật Bản hệ thống xe công cộng rất phát triển và dày đặc nên bạn cũng không phải quá lo lắng nếu ở xa trung tâm. Trung bình cứ đi bộ khoảng 5-7 phút là bạn sẽ gặp một nhà ga xe điện. Vào ngày cuối cùng, nếu bạn muốn tiện để di chuyển ra sân bay, kịp thời gian làm các thủ tục checkin thì có thể đặt khách sạn gần sân bay nhé. Ví dụ ở gần sân bay Narita (NRT – Tokyo) có khách sạn Narita View Hotel rất ổn về giá cả và tiện nghi phòng ốc.

4. Di chuyển ở Nhật Bản

Người dân Nhật Bản thích đi bộ và di chuyển bằng những phương tiện công cộng. Hệ thống phương tiện công cộng ở Nhật Bản rất dày đặc và hiện đại, trong đó phải kể đến tàu điện, tàu siêu tốc Shinkansen. Bởi vậy khi đến đây du lịch tự túc, bạn hoàn toàn có thể di chuyển tới các điểm tham quan bằng phương tiện này, ngoài ra còn có xe bus đối với những địa điểm gần nhau nữa. Tuy nhiên để tiết kiệm bạn nên mua vé online trước khi đi để nhận nhiều khuyến mãi nhé.

5. Du lịch Nhật Bản nên đi mấy ngày?

Với hành trình du lịch “Cung đường vàng” bạn nên đi ít nhất là 6 ngày để không bị quá dồn dập và có thời gian thư thả nghỉ ngơi, không mệt mỏi vì di chuyển đường xa. Tất nhiên nếu điều kiện cho phép, thoải mái nhất là ở 10 - 14 ngày để tận hưởng nhịp sống của đất nước Nhật Bản.

6. Thời gian lý tưởng để đi du lịch Nhật Bản

Thời tiết Nhật Bản rất ôn hòa, dễ chịu, chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Trong đó ba mùa xuân - thu - đông đều có những đặc trưng riêng biệt thu hút rất nhiều lượt du khách nước ngoài đến tham quan. Mùa xuân (từ tháng 3-5) là lễ hội hoa, đặc biệt là hoa anh đào rợp cả bầu trời với sắc hồng-trắng mơ mộng, ngọt ngào. Mùa thu (từ tháng 10 – 11) lãng mạn với lá vàng lá đỏ, không khi se se lạnh càng như muốn gắn kết trái tim. Mùa đông (từ tháng 12-2) với không gian tràn ngập trong bông tuyết trắng, rất thú vị. Nhưng không phải vì thế mà mùa hè là không có gì đặc sắc đâu nhé. Tuy mùa hè (từ tháng 6-9) là mùa khách du lịch ít đến nhất, là mùa thấp điểm nhưng chính thời gian này khi đên đây bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn cuộc sống thường nhật của người dân Nhật Bản.

7. Mua sim 4G

Đi du lịch nước ngoài việc có sim 4G để truy cập Internet là rất cần thiết, ngoài việc cập nhật tình hình thường xuyên trên các trang mạng xã hội cá nhân, bạn sẽ phải cần dùng google map để tìm đường, các chuyến tàu, chuyến xe. Và đôi khi cũng cần đến google dịch nữa. Bạn nên mua trước sim 4G ở nhà cho chủ động và giá cả cũng phải chăng hơn là sang đến sân bay Narita (NRT) hoặc Kansai (KIX) mới mua nhé.

8. Đổi tiền tệ

Tất nhiên là tiền Việt Nam đồng không thể sử dụng được ở Nhật Bản rồi bởi vậy bạn hãy chuẩn bị và đổi sẵn tiền trước ở nhà cho chủ động nhé. Đơn vị tiên tệ lưu hành ở Nhật Bản là Yên (JPY) bao gồm tiền xu và tiền giấy. Ở Hà Nội vẫn là con phố Hà Trung quen thuộc để chúng ta có thể đến đổi tất cả các loại tiền quốc tế. Lưu ý một điều là bạn hãy tham khảo tỉ giá tiền tệ ở nhà rồi mới đi đổi nhé.

Tại thời điểm hiện tại, tỉ giá tiền tệ là:

1 yên = 219.52 VNĐ

1000 yên = 219.500 VNĐ

10.000 won = 2.192.200 VNĐ

Tiền xu: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên.

Tiền giấy: 1.000 yên, 5.000 yên, 10.000 yên.

Đất nước Nhật Bản còn có biết bao nhiêu điều thú vị đang chờ bước chân của bạn đến và khám phá. Qua những điều chia sẻ ở trên, Di Sản Việt hy vọng rằng bạn sẽ có thêm thông tin để cho chuyến du lịch tự túc tuyến cung đường vàng của bạn trọn vẹn hơn!

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới