Diện tích của Hoàng cung Imperial Place Tokyo rất rộng lớn, bao gồm nhiều công trình khác nhau. Có các công trình như Hoàng cung chính, khu nhà ở riêng của hoàng gia Nhật Bản, Khu lưu trữ các tài liệu quan trọng, khu bảo tồn đồ vật lịch sử của Hoàng cung, khu cơ quan chính phủ.
Sự kiện lịch sử Mạc phủ đầu hàng và thời kỳ Duy Tân bắt đầu thì tất cả những người sống trong thành Edo trước kia đều bị đuổi ra khỏi nơi này vào năm 1868. Thiên Hoàng đã đến đây ở và đổi tên thành Edo là thành Đông Kinh.
Vào năm 1873 tại vùng đất Nishinomaru, cung điện của Shogun bị đốt cháy hoàn toàn. Cho đến năm 1888 mới được xây dựng lại. Đến năm 2004 chương trình tái diễn lịch sử Edo được một tổ chức chính phủ phi lợi nhuận đưa ra và tái thiết lại tòa thành Edo với tính chất là biểu tượng của Tokyo và nguồn tài trợ được huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
Hầu như kiến trúc của toàn thành cũ đều đã bị tháo dỡ để xây dựng các khu mới phục vụ chính phủ và hoàng gia hiện tại. Trong khi đó một số khu khác thì bị hỏa hoạn và đông đất phá hủy. các công trình ban đầu đa số được làm bằng gỗ như sàn nhà, mái nhà, các cây cột đỡ, thậm chí cả tường cũng được ghép bằng các tấm gỗ. Nhưng hiện nay hầu hết đã được thay thế bằng các vật liệu hiện đại như đá, sát thép, trần các khu nhà và cung điện thì được thêm 1 lớp đồng chống cháy.
Đầu những năm 1926 thời đại Chiêu Hòa các cột bê tông háo đã được thêm vào thay thế các trụ chính trong lâu đài. Vì vậy các kiến trúc này chỉ còn vài nét phong cách kiểu Nhật cũ.
Năm 1945, các công trình của hoàng cung bị phá hủy gần như hết. Do đó có một phần đã được xây dựng lại vào những năm 1948, 1960 và đến năm 1968 đã được sửa chữa hoàn toàn một số khu để làm công viên cho người dân thăm quan tự do.
Hiện tại Cung Điện Imperial Place bao gồm nhiều tòa nhà xây dựng trên nền móng của thành Edo trước đây. Được phân ra thành những khu chiêu đã và tiếp đón hoàng gia, khu ở của thành viên Hoàng gia như Nhật Hoàng, Hoàng Hậu. Không phải khu nào người dân cũng được vào thăm quan. Khu vực phía tây có vườn hoa lớn và khu chính phủ thì được mở cửa thăm quan quanh năm cho người dân. Còn khu cung điện và là nơi ở của gia đình Nhật Hoàng thì chỉ có các dịp Tết và ngày tổ chức sinh nhật của Nhật Hoàng là được phép mở cửa để du khách vào tham quan. Lúc này Nhật Hoàng sẽ ra đón tiếp và chúc phúc cho người dân sức khỏe và cuộc sống phước lành.
Các khu vực cũ và khu công cộng sẽ có một lối đi riêng ở phía Bắc của toàn thành. Nơi đây gọi là Kitanomaru, có một công viên rộng lớn để du khách tự do tham quan. Và khu vực này nằm bên ngoài cung điện Imperial Place.
Đi vào trong cung điện quý khách sẽ phải băng qua hai cây cầu gọi là Nijubashi. Trước đây cả hai cây cầu này được làm hoàn toàn bằng gỗ nhưng đã bị phá hủy bởi chiến trnh và hỏa hoạn, ngày nay nó được phục chế lại bằng sát thép để chắc chắn hơn. Đi hết hai cây cầu là những cung điện nhỏ cổ kính, quý khách sẽ cảm thấy một không gian vô cùng yên bình, nó không hoành tráng hay sặc sỡ như các cung điện của Trung Quốc nhưng vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm và thành kính. Khách du lịch không được phép vào trong lâu đài vì nơi này là nơi ở của Nhật Hoàng, chỉ được phép tham quan bên ngoài và chụp hình lưu giữ lại một số những bức ảnh kỷ niệm.
Cung Kyuden được coi là trụ sở Cơ quan làm việc Hoàng gia thuộc thành Tây của Edo. Nơi đây làm nơi dùng để tiếp khách nhà nước và là nơi tổ chức các buổi lễ quan trọng.
Khu vườn Fukiage được bảo tồn với vai trò là khu tín ngưỡng và nơi hay được tổ chức các buổi tiệc cưới hay diễu hành của Hoàng Gia.
Vườn Đông được nhà nước mở cửa đón dân chúng thăm quan quanh năm và đã được chính phủ coi là di tích văn hóa lịch sử của đất nước vì có nhiều công trình có từ thời Edo được bảo tồn.
Đến với tour Nhật bản, bạn không thể không đến thăm quan Imperial Place nơi biểu tượng của hoàng gia Nhật bản còn tồn tại đến bây giờ. Chúc các bạn một chuyến thăm quan bổ ích và vui vẻ!
Để lại lời nhắn của bạn