Đấu trường la mã Colosseum Rome của nước Ý

Mỗi khi nhắc tới Rome, ta lại nghĩ ngay tới 1 thành phố với những công trình La Mã vĩ đại, một minh chứng cho sự hưng thịnh của một vương triều khổng lồ từng tồn tại ở Ý. Trong số những công trình tiêu biểu đó, đâu thể không nhắc tới “Đấu trường La Mã Colosseum”. Nơi đây tự hào là 1 trong 7 kỳ quan hiện đại trên thế giới và là 1 trong những điểm thu hút du khách lớn nhất của quốc gia này. Hãy cùng Du lịch Di Sản Việt Nam khám phá thêm nhiều thông tin về đấu trường nổi tiếng này.

Khi mà nó mới được xây dựng, người ta biết tới đấu trường với cái tên Anfitea (Tên gọi tiếng Ý) hay Amphitheatrum Flavium (Tên gọi tiếng Latinh). Sau này nó mới được gọi là Colosseo hay Colosseum với ý nghĩa là 1 đấu trường khổng lồ tại thành phố Roma. Với những thiết kế ban đầu, đấu trường này có thể chứa tới 50 nghìn khán giả. Đây là đấu trường để những nô lệ chiến tranh hay những võ sĩ chuyên nghiệp làm nơi thi đấu và trình diễn những trận đánh trước công chúng. Nó được xây dựng trong khoảng từ năm 70 tới 72 sau Công Nguyên trong triều đại của Vespasian Đại Đế. Đấu trương này được mệnh danh là công trình có quy mô lớn nhất từng được xây dựng của Đế chế La Mã, và nó vẫn tiếp tục được chỉnh sửa liên tục dưới thời của vua Domititan.

Đấu trường được xây dựng để chưa khoảng 50 nghìn người theo như những thiết kế ban đầu. Nhưng sau đó vì sự nổi tiếng của đấu trường mà nó đã được chỉnh sửa và thiết kế lại để mở rộng quy mô, nâng sức chứa của đấu trường lên tới 55 nghìn khán giả cùng lúc. Mục đích chính của đấu trường là những trận đánh và theo như ước tính ghi lại, đã có khoảng hơn 500 nghìn người cùng 1 triệu cá thể động vật đã bỏ mạng khi tham gia những trận chiến sinh tử tại đấu trường nhằm mua vui cho khán giả.

Công trình khổng lồ này có chiều dài 189 mét, rộng 156 mét và cao tới 48 mét. Không giống với hầu hết các đấu trường được xay dựng trước đó, Colosseum là 1 công trình đứng độc lập và được xây dựng trên 1 mặt đất phẳng, khác với những công trình khác phải dựa vào nhau. Theo như thiết kế ban đầu, chu vi vòng ngoài của đấu trường khi đó lên tới 545 mét. Khi mà tiến hành xây dựng công trình khổng lồ này, người ta đã sử dụng tới 100 nghìn mét đá Travertine được giữ lại với nhau bằng 30 vạn kg vòng kẹp bằng sắt. Những người thợ xây dựng đã dùng tới hơn 25 nghìn mét khối vữa và sỏi để làm 1 loại bê tông đặc biệt, đồng thời cũng dùng hơn 1 triệu viên gạch với nhiều kích cỡ để hoàn thiện công trình này. Kinh phí khổng lồ để xây dựng nên đấu trường này chính là chiến lời phẩm lấy từ cuộc chiến với dân Do Thái trong những năm 66 và 73. Theo như ghi chép đã có khoảng 50 tấn vàng và bạc được thu về từ Jerusalem.

Những khán giả tới xem những trận chiến thời đó cũng phải mua 1 tấm phiếu như vé vào cửa sân vận động hiện đại. Trên mỗi tờ phiếu có ghi số cổng vào, vị trí tầng, khu vực và số ghế của từng người. Có tới 80 lối để đón chào những khán giả tới xem những trận đấu, chúng đều được đánh giá để khán giả có thể dễ dàng tìm tới vị trí chỗ ngồi của mình. Thường vào những ngày nắng hay mưa sẽ có 1 tấm vải bải khổng lồ phía trên đấu trường và nếu trận đấu diễn ra vòa ban đêm thì sẽ có 1 chiếc đèn chùm khổng lồ bằng sắt được treo lơ lửng phía trên của đấu trường. Nhưng trải qua nhiều thế kỷ cùng với những trận thiên tai như động đấy nên nó đã bị hư hỏng. Phần phía Bắc của đấu trường vẫn còn khá nguyên vẹn với những bằng chứng của sự trùng tu vào thế kỷ XIX.

Một điều khá thú vị dành cho những du khách ghé thăm nơi dây là có thể đi vào những hầm bên dưới lòng đất. Đây là nơi dành cho những đấu sĩ luyện tập và tôi luyện tinh thần trước mỗi trận đấu. Bạn nên lưu ý rằng để tham quan đấu trường cần có 1 hướng dẫn viên đi kèm và tất nhiên phải liên hệ đặt trước.

Ngày nay du khách tới đây tham quan chỉ có thể thấy được đấu trường bằng 1 phần 3 so với những thiết kế ban đầu. Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên nhiên hay bào mòn bởi thời gian, nó còn bị hủy hoại do bàn tay con người. Được sử dụng trong khoảng 500 năm, nó đã dần bị lãng quên sau đó. Trong thế kỷ VI và VII, 1 nhà thờ đã được xây dựng bên trong đấu trường để tưởng nhớ cho những người đã mất mạng khi tham gia các trận đấu và du khách cũng có thể tự do tham quan.

Mặc dù bị tàn phá bởi thiên nhiên cũng như chịu thiệt hại bởi nạn ăn cắp đá, đấu trường Colosseum vẫn luôn được xem như 1 biểu tượng cho đế chế La Mã vĩ đại và là 1 công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Hãy ghé thăm nơi đây khi mà bạn có cơ hội tới thành phố Rome.

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới