Bảo tàng Quang Trung Quy Nhơn

Thăm bảo tàng Quang Trung - Quy Nhơn, lưu giữ những tư liệu lịch sử đầy đủ nhất, hiện vật quý giá, tư liệu lịch sử phong phú, dấu ấn một thời hào hùng.

BẢO TÀNG QUANG TRUNG BÌNH ĐỊNH QUY NHƠN

Đến mới mảnh đất của sự hiếu khách Bình Đình, du khách sẽ cảm nhận được tiếng vỗ của sóng biển, bị ấn tượng bởi những tòa tháp Chàm mang hơi thở cổ kính, nơi tinh thần thượng võ in sâu trong máu mỗi người dân, nơi những câu hát chòi, hát bọi thăng hoa theo từng lời ca và còn là nơi thu hút du khách bởi những đặc sản, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Không chỉ vậy, đây còn là đánh dấu, ghi lại những chiến công cả một đời oanh liệt của anh hùng dân tộc Quang Trung hay còn biết với tên Nguyễn Huệ. Bảo tàng Quang Trung chính là nơi ghi lại những dấu ấn hào hùng ấy của quân đoàn Tây Sơn trên mảnh đất hào hùng này.

bao-tang-lich-su-quy-nhon-diem-du-lich

Bảo tàng lịch sử Quang Trung - Điểm du lịch đáng được tham quan

Để tới được bảo tàng, du khách xuất phát từ thành phố Quy Nhơn, di chuyển dọc quốc lộ 19 về phía Tây Bắc khoảng 43 km, du khách đến với thị trấn mang tên Phú Phong – đây chính là mảnh đất sinh ra 3 người anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Đi qua cây cầu mang tên Kiên Mỹ nối liền 2 bờ ngang bởi con sông Côn, du khách sẽ nhận ra sự bình dị với những hàng dâu mướt xanh, những căn nhà lấp ló phía sau những rặng tre và khu vực quần thể bảo tàng Quang Trung.

khu-trung-bay-bao-tang-quang-trung-quy-nhon

Đại sảnh chính của bảo tàng Quang Trung - Quy Nhơn

Bảo tàng sở hữu không gian thoáng đãng với khuôn viên rộng lớn, bao gồm nhiều hạng mục công trình để du khách có thể tự do tham quan như: khu vực trưng bày, khu vực biểu diễn Tây Sơn nhạc võ, các ngôi nhà Rông được xây dựng theo thiết kế người Tây Nguyên. Bảo tàng xứng đáng nằm trong danh sách những bảo tàng về Danh nhân tốt và lớn nhất, không chỉ thu hút số lượng khách hàng năm tới tham quan lớn mà còn là nơi để nghiên cứu học tập về lịch sử lớn nhất cả nước.

 

hien-vat-co-bao-tang-quang-trung-quy-nhon

Họng pháo còn lưu giữ nguyên bản tại bảo tàng Quang Trung

Khu vực trưng bày là 1 tòa nhà với lối kiến trúc vừa mang vẻ cổ kính lại còn mang tính hiện đại được xây dựng với những lớp mái ngói tráng men được lợp hình âm dương mang dấp dáng quen thuộc của những ngôi đình, ngôi chùa của Việt Nam trước thế kỷ 19. Tòa nhà được chia làm 9 gian phòng, mà được trưng bày trong đó là gần 12 nghìn hiện vật, tư liệu quan trọng xuyên suốt các thời kỳ thành lập và phát triển của chiến dịch.

thong-tin-bao-tang-quan-trung-quy-nhon

 

Phong trào Tây Sơn khởi nghĩa cùng với các hiện vật và từ liệu về vị Hoàng đế anh hùng Quang Trung (sinh 1753 – mất 1792) với các bộ sưu tập chủ đề. Du khách có thể tìm hiểu về bối cảnh lúc bấy giờ trước khi mà cuộc khởi nghĩa được phát động, khoảng thời gian lúc trẻ của các vị thủ lĩnh sau này của phong trào Tây Sơn, những chuẩn bị trước khi phát động khởi nghĩa, từng bước phát động và phát triển khởi nghĩa, hành trình chống lại phong kiến và đưa đất nước thống nhất, quá trình chống giặc ngoại xâm, và sự biết ơn cùng lòng thành kính của nhân dân với người anh hùng dân tộc Quang Trung. Trước khi tiến vào khu vực trưng bày chính là bức tượng bằng đồng, tượng đài của vị Hoàng Đế hiên ngang, lẫm liệt, oai phong được đặt chính giữa trung tâm.

dia-chi-tham-quan-bao-tang-quang-trung-quy-nhon

Vô số những hiện vật cổ xưa được trưng bày tại bảo tàng Quang Trung ở Quy Nhơn

Nằm bên cạnh của khu trưng bày chính là khu vực biểu diễn Tây Sơn nhạc võ – đây chính là nơi thể hiện lại những màn võ thuật truyền thống cùng những trống trận thời kỳ Quang Trung cho du khách tới thăm. Chuyện kể rằng, 3 người anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lũ đống vai trò to lớn trong việc tạo ra, phát triển cùng hoàn chình những thế võ cổ truyền Bình Định, đưa chúng lên tầm cao mới với các bài võ dùng côn, quyền hay binh khí để đưa vào truyền dạy và sử dụng cho nghĩa quân nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ cũng là người đưa ra ý kiến và áp dụng trống trận để luyện võ, năng cao tình thần, khích lệ ý chí chiến đấu của các bình đoàn, góp phần không nhỏ để giành được thắng lợi chiến thắng gần 300 nghìn quân Thanh xâm lược, thẳng tiến giải phóng Thăng Long đô thành vào mùa Xuân Kỷ dậu năm 1789. Tiếng trống trận còn được lưu truyền tới tận hôm nay với danh hiện trống trận Quang Trung. Một đội hình trống trận bao gồm 12 chiếc biểu tượng cho thập nhị giáp. Mỗi mội bài trống bao gồm ba hồi với âm hưởng nhạc tuồng. “Xuất Quân” là hồi đầu tiên sử dụng trống khách với nhịp đậm chậm mang hiệu lệnh tập hợp để chuẩn bị cho việc xuất phát. “Xung Trân” cùng “Phá Thành” lại mạng tiết tấu dồn dập, nhanh, hùng mạnh khiến sĩ khí toàn quân dâng cao. Còn “Khải Hoàn” lại mang giai điệu tươi vui mừng thắng lợi trở về. Tiếng trống trận không những nghỉ, không bao giờ cất lên tiếng hồi quân bởi người anh hùng áo vải Quang Trung chưa từng thất bại, luôn dũng mãnh tiến về phía trước, dồn dập như những hồi trống không ngừng.

Với vị trí nằm tựa lưng vòa những ngọn núi, mặt lại hướng ra những dòng suối mát trong lành, các ngôi nhà Rông được xây dựng theo thiết kế người Tây Nguyên có độ cao 17 mét, rộng 9 mét, dài 19 mét, bao gồm 6 chiếu cây đà 9 mét, 6 vì kèo cùng 12 cây cột 9 mét với đường kính 40 cm. Công trình là món quà của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai ghi tặng công lao của người dân Ba Na cùng các đồng bào khác của Tây Nguyên trong phong trào Tây Sơn ngay từ những ngày đầu thành lập. Du khách cũng có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật cồng chiêng của người dân Tây Nguyên với những tiết mục đa dạng, đặc sắc cùng những trò chơi hấp dẫn trong văn hóa người Tây Nguyên.

hien-vat-gia-tri-lich-su-bao-tang-quang-trung-quy-nhon

Những hiện vật rất có giá trị lịch sử

Được khởi công xây dựng vào năm 1823, nằm trên nền của ngôi nhà sinh thành ra 3 người anh em, ngôi đền thờ Tam kiệt nhà Tây Sơn có lối kiến trúc hình chữ “Đinh” cùng mái vảy hình mũi hài, những ngóc mái với đường cong mũi thuyền được trảm trổ và trang trí những hoa văn cá chép hóa rồng. Phía trên nóc được trảm trổ hình rồng uy nghi, những chiếc vảy được đính bằng những mảnh sứ cùng thủy tinh vàng, xanh sinh đồng. Nằm bên trên cửa chính là “Tây Sơn Điện” được khắc uy nghi, cùng câu đối chữ Hán 2 bên. Ngôi đền bao gồm 2 gian phân chia làm Tiền điện cùng Hậu điện. Tiền điền chính là khu vực đặt những bài vị tổ tiên dòng họ Tây Sơn. Còn Hậu điện lại chia làm 3 gian nhỏ. Gian chính thờ 3 người anh em Tây sơn. Phía bên trái là gian thờ các vị quan văn còn bên phải là gian thờ các vị quan võ. Đằng trước của Tiền điện là khu vực nhà dẫn với 2 hàng cột sừng sững được trạm trổ tỉ mỉ, phía trước của nhà dẫn đặt tấm bia bằng đá granite đỏ tóm tắt lại lịch sử của đền thờ.

Bên trong khuân viên của đền thờ vẫn còn cây me do chính phụ thân 3 anh em Tây Sơn trồng hơn 200 năm về trước. Cây giờ đã cao tới 24 mét, đường kính của thân cây khoảng gần 1,3 mét, đường kính của gốc cây gần 4 mét, những tán lá che phủ gần 700 mét vuông. Nó đã được công nhận là cây di sản vào năm 2011. Đây cũng là cây duy nhất và đầu tiên tại mảnh đất Bình Định được xếp vào hàng di sản. Nằm bên cạnh đó là giếng nước cũng được phụ thân 3 anh em xây dựng và được làm từ đá ong.

Ngôi đền cũng đã được xếp vào hàng di tích cấp quốc gia vào năm 1979 và được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Ghé thăm quần thể bảo tàng Quang Trung, mỗi du khách tới đây như được trở lại, ngược dòng sông lịch sử để tân mắt chứng kiến ý chí, tinh thần bất khuất, kiêng cường, quyết không để nước nhà bị xâm lấm của những người đã hy sinh xương máu vì nền độc lập nước nhà cùng với sự oai phong hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn. Nếu có cơ hội tới Bình Định, mỗi người con của dân tộc Việt Nam không thể bỏ qua một lần tới đây bởi thấm trong máu của chúng ta chính là lòng yêu nước nồng nàn mà cha ông truyền lại.

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới