1. Đôi nét về lịch sử của nhà Hát.
Những viên gạch đầu tiên đánh dấu việc khởi công xây dựng công trình mang tầm ảnh hưởng lớn này được đặt vào ngày 21 tháng 7 năm 1852 và tới tận 13 năm sau đó vào ngày mùng 5 tháng 1 năm 1875 nhà hát mới lần đầu mở cửa chào đón du khách. Đây là công trình lộng lẫy được thiết kế bởi kiến trúc sư Charles Garnier.
Trước khi được biết tới với cái tên Palais Garnier, nhà hát này được mang tên gọi là Salle des Capucines bởi vị trí của nhà hát nằm ngay trên đại lộ cùng tên des Capucines thuộc quận 9 của thành phố Paris. Sau đó nó đã được đổi lại với cái tên mà chúng ta biết ngày nay nhằm tôn vinh người kiến trúc sư đã thiết kế tòa nhà và tôn vinh sự sang trọng, tính biểu tượng của nó.
Tổng chi phí để thiết kế và xây dựng cùa nhà hát này lên tới 33 triệu franc, và là công trình tốn kém nhất từng được thi công trong thời Đệ Nhị Đế chế. Trong thời kỳ này, nó đã được giới chuyên môn công nhận là 1 kiết tác đỉnh cao của nghệ thuật.
Bởi vị trí của nhà hát được dựng phía trên nền của lớp đất sình lầy nên khi bắt đầu thi công, kiến trúc sư Charles Garnier đã không thể xây dựng theo cách bình thường mà phải xây thêm 1 lớp tường kép bên dưới đất và 1 hồ lớn chứa nước ngầm để chống thấm và ổn định nên đất. Chính bởi vậy mà những câu chuyện truyền thuyết kỳ bí về chiếc hồ ngầm này cũng được truyền miệng nhau và sau này đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm nổi tiếng Phantom of the Opera (Bóng ma trong nhà hát) – sáng tác bởi ngòi bút của nhà văn Gaston Leroux.
2. Kiến trúc đầy ấn tượng của nhà hát
Không chỉ riêng ở Pháp, nhà hát này còn có quy mô lớn bậc nhất tại châu Âu với chiều dài hơn 172 mét, cao gần 80 mét, và có thể chứa tới 2 nghìn người.
Nhà hát ban đầu được thiết kế nhằm tổ chức những bữa tiệc xa hoa trong giới quý tộc xưa. Nhà hát mang phong cách Baroque cổ điển với những vòm mái cao vút. Chính bởi thế mà từ xa nhìn lại, du khách sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi những đường nét kiến trúc mang phong cách cổ điển cùng với những bức tượng được điêu khắc tinh xảo như La Danse hay L’Harmonie bởi những nghệ nhân bậc thầy như Jean-Baptiste Carpeaux, Francois Jouffroy…
Bước chân vào phía bên trong của nhà hát, du khách sẽ được ngắm nhìn nhìn những bức họa hay những bức tượng điêu khắc mang phong cách của thời kỳ Phục Hưng thể hiện lòng kính trọng với lịch sử của âm nhạc nước Pháp. Những tác phẩm nghệ thuật này được thắp sáng lung linh dưới ánh đèn chùm lộng lẫy được treo phía trên trần nhà. Chắc hẳn đây sẽ là không gian đầy hấp dẫn đối với những ai đam mê nghệ thuật.
Tiến sâu vào bên trong, du khách lại một lần nữa bị thu hút bởi chiếc cầu thang dài tới 30 mét làm hoàn toàn bằng những phiến đã cẩm thạch màu trắng cùng những tay vịn, hàng lang, sảnh lớn đan xen nhau… Đây chính là không gian để mọi người có thể di chuyển, trò chuyện sau khi thưởng thức những màn biểu diễn.
Mái vòm với hình dáng vượng miện chính là điểm nhấn của nhà hát nổi tiếng này với không gian là chiếc đèn chùm khổng lồ nặng tới 7 tấn được treo phía trên của khán phòng.
Khụ vực dành cho khán giả ngồi xem những buổi biểu biểu diễn cũng vô cùng kiêu sa với thiết kế như 1 chiếc móng ngựa được trang hoàng lộng lẫy cũng những tấm vải nhung sắc đỏ, những viên đá cẩm thạch. Tất cả tạo ra một không gian đầy sang trọng nhưng lại ấm áp.
3. Một vài lưu ý khi tới nhà hát.
- Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian xếp hàng nếu mua vé trước.
- Nên để ý thời gian bởi nếu tới muộn rất có thể bạn sẽ bị quản lý từ chối cho vào bởi lý do ảnh hưởng tới những người khác.
- Không được mang theo thức ăn, đồ uống hay hút thuốc khi đã vào trong.
- Không được ghi hình hay chụp ảnh lại trong quá trình biểu diễn.
Nhà hát Opera Palais Garnier là biểu tượng của cái đẹp và nghệ thuật, là nơi bạn nên ghé qua mỗi khi có dịp đặt chân tới nước Pháp du lịch.
Để lại lời nhắn của bạn