Cây cầu Pont Saint Bezenet của Pháp

Cầu Saint-Bénézet là một trong những di tích tiêu biểu của Avignon, và là một trong những nhân chứng đắc địa về lịch sử của thành phố trong thời kỳ Trung cổ.

 Ngày nay, công trình này được xếp hạng là Di sản Thế giới của tổ chức UNSECO. Cầu Saint-Bénézet bắc qua sông Rhône, thời điểm được xây dựng là một kỳ công kỹ thuật thực sự. Do chịu sự tàn phá nhiều lần bởi dòng sông Rhône và con người, công trình này đã mất đi một phần hạng mục tuyệt vời. Cầu Saint-Benezet Chapel là địa điểm thu hút nhiều du khách mỗi năm, tới khám phá kiến trúc độc đáo cây cầu nổi tiếng thế giới này.

Cầu Saint-Bénezet, được gọi là “Pont d'Avignon”, đây là sợi dây là liên kết duy nhất hiện có qua sông giữa Lyon và biển Địa Trung Hải dưới thời Trung cổ. Cây cầu được xây dựng theo sáng kiến ​​của người chăn cừu Bénézet – tên của ông được dùng để đặt tên cho công trình này. Người chăn cừu giản dị đến từ Vivarais này đã thuyết phục được những quan chức của thành phố cho phép, đồng thời cũng thu được các khoản tiền cần thiết để xây dựng cây cầu này. Cầu Avignon được khởi công vào năm 1177, dài 920 m, có 22 vòm và rộng 4 m, bắc qua cả hai nhánh của sông Rhône đến Tour Philippe-le-Bel ở làng Saint André, trước đây gọi là Villeneuve. Công trình kiến ​​trúc hùng vĩ này, được mệnh danh là kỳ quan của thời gian, được hoàn thành chỉ trong 8 năm - vào năm 1185. Cầu Saint-Bénezet trở thành một công trình hoành tráng vào thời điểm đó. Trước khi cây cầu được xây dựng, người ta băng qua sông Rhône bằng những chiếc thuyền nhỏ, và vì sự tác động của thiên nhiên nên việc qua lại giữa hai bên bờ sông là khá nguy hiểm. Cho tới khi Arles Hasing bị mất cây cầu La Mã, cầu Avignon trở thành nơi duy nhất giữa Lyon và Địa Trung Hải băng qua sông Rhône. Vì thế kể từ khi hoạt động, thành phố đã thu hút khách du lịch, thương gia và nhà sản xuất qua lại giao thương, và nhanh chóng phát triển nhờ vào số tiền có được từ việc thu phí. Cùng với đó, việc đánh thuế vào hàng hóa vận chuyển đã tạo nên sự giàu có và quyền lực của thành phố Avignon, trở thành Công xã gần như độc lập dưới sự thống trị nhân từ và tầm nhìn xa của các Bá tước Toulouse lúc bấy giờ. Và cây cầu này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đất Avignon khi các giáo hoàng đưa ra quyết định định cư ở đó vào thế kỷ XIV. 

Năm 1226, sau cuộc vây hãm khủng khiếp mà Louis VIII đã gây ra cho thành phố, 3/4 cây cầu đã bị phá hủy. Sau đó, nó nhanh chóng được xây dựng lại. Dòng tu Giáo hoàng do Thánh Bénézet lập ra, chịu trách nhiệm bảo trì và tu bổ cây cầu vốn thường bị hư hại do lũ lụt của sông Rhône. Năm 1603, sau trận lụt mạnh của sông Rhône, một vòm bị sập, sau đó là ba vòm khác vào năm 1605. Công việc sửa chữa không được tiến hành cho đến năm 1628, một lần nữa nó lại bị gián đoạn sửa chữa bởi một trận dịch hạch, sau đó cây cầu không thể sử dụng lại cho đến năm 1633. Nhưng chỉ hai tháng sau, những mái vòm mới lại bị cuốn trôi bởi lũ trên sông Rhône. Những vòm đá bị lũ cuốn trôi đã được thay thế bằng những cầu thang bằng gỗ. Năm 1674, những mái vòm cuối cùng của nó có nguy cơ sụp đổ, đến nỗi thánh tích của Thánh Bénézet đã được chuyển từ nhà nguyện Saint Nicolas đến nhà thờ Les Célestins. Sau nhiều lần sửa chữa, cây cầu đã tiêu tốn rất nhiều kinh phí của người dân Avignon để bảo trì, và cuối cùng nó đã bị bỏ hoang vài thế kỷ sau khi xây dựng vì lũ lụt tàn phá của sông Rhône.

Ngày nay, tất cả những gì còn lại của cây cầu này là bốn mái vòm được củng cố vào thế kỷ XIX, với nhà nguyện Saint Nicolas – nơi dành riêng cho tình anh em của Nautonniers, trở thành một biểu tượng của Avignon.  Cây cầu cũng nổi tiếng trên thế giới nhờ bài hát thiếu nhi đáng yêu "Sur le pont d'Avignon", và điều đó đã thu hút lượng khách tham quan rất lớn mỗi năm.

Pont d'Avignon là một di tích tiêu biểu của khu vực, là nguồn gốc của một truyền thuyết,  bởi vậy mà cây cầu trở thành chủ đề của nghiên cứu liên ngành chưa từng có kể từ năm 2010. Dưới sự bảo vệ của khu vực Avignon và CNRS, một tổ chức bao gồm rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành thuận lợi công việc nghiên cứu này. Kết quả của việc nghiên cứu là việc họ đã đem đến bảo tàng, khu trưng bày cách tiếp cận theo phương diện mới đó là tái tạo cây cầu ở dạng 3D dưới nhiều bối cảnh theo sự thay đổi qua thời gian, để mọi người có thể nhìn thấy toàn bộ thiết kế ban đầu của cây cầu này.

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới