I. VĂN HÓA
Nhật Bản là quốc gia có vị trí địa lý gần như tách biệt hoàn toàn, theo dòng thời gian hình thành và phát triển, ngày nay văn hóa của Nhật Bản vẫn giữ nguyên được nét riêng biệt, không bị pha trộn, ảnh hưởng quá nhiều bởi các bên văn hóa khác. Nói như vậy không phải là người dân đất nước Nhật Bản bảo thủ mà là họ có sự chọn lọc một cách thông minh và tinh tế. Điều này thể hiện qua tư tưởng “cốt cách phương Đông - tri thức phương Tây” đã làm nên những bước nhảy đột phá trong tất cả các lĩnh vực, đất nước luôn phát triển ở top dẫn đầu.
1. Văn hóa đến từ tinh thần võ sĩ đạo.
Nhật Bản là đất nước hứng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai: động đất, sóng thần, núi lửa phun trào… Những thiên tai nhiều khi đến quá đột ngột mà người dân không hề có sự phòng bị trước. Tiếp đến là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản (Hiroshima và Nagasaki) do quân đội Hoa Kỳ. Tất cả sau những trận tàn phá đó, Nhật Bản dường như chỉ còn một đống tro tàn nhưng không thể ngờ rằng Nhật Bản lại nhanh chóng vươn mình trở thành một cường quốc trên thế giới. Đấy không phải điều ngẫu nhiễn, không phải sự may mắn mà là từ chính con người. Từng người dân Nhật Bản ngay từ nhỏ đã được rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó, ý chí kiên cường, không bao giờ bỏ cuốc, quyết tâm hướng về phía trước. Đây là tinh thần võ đạo đã đi sau vào tiềm thức của mỗi người. Và để trở thành, đứng trong hàng ngũ võ sĩ đạo chân chính thì bản thân bắt buộc phải rèn luyện được sự liêm chính, dũng cảm, nhân hậu, lễ phép, kiểm soát bản thân, trung thành và có nguyên tắc riêng để không mất đi bản ngã, danh dự. Có lẽ nét văn hóa này của người dân Nhật Bản đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
2. Văn hóa trà đạo.
Được phát triển từ thế kỷ VII, trà đạo như một biểu tượng tâm hồn của người dân Nhật Bản - nhẹ nhàng, từ tốn, kiên nhẫn. Đây là một điểm nổi bật trong nét văn hóa Nhật Bản. Nghệ thuật pha trà cũng như thưởng trà tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà lại dễ. Đối với những người nước ngoài, nhìn vào ly trà thì sẽ cảm thấy nó giống như những ly trà bình thường khác thôi. Còn đối với người dân Nhật Bản, cốc trà lại đặc biệt hơn bao giờ hết, cách pha trà và cách uống trà cũng nói lên tính cách và tâm hồn của mỗi người. Bởi họ tinh rằng giá trị tinh thần của bản thân sẽ được tìm thấy sau mỗi tách trà. Tinh thần trà đạo được người Nhật Bản đúc kết lại qua bốn chữ hòa - kính - thanh - tịch mà bất kỳ người nào cũng đều muốn hướng tới. “Hòa” là ước muốn sống một thế giới hòa bình, hòa bình với thế giới, hòa bình với thiên nhiê. “Kính” nó về đức tính kính trên nhường dưới, lễ phép, tôn trọng, kính trọng người khác, luôn luôn có thái độ chan hòa, yêu thương. “Thanh” là giữ cho tâm hồn mình sự thanh khiết, không bị những cám dỗ làm mất đi bản ngã. “Tịch” là mức độ cao nhất trong trà đạo, đó là sự an nhàn, tận hưởng, biết hài lòng.
3. Văn hóa trong trang phục truyền thống Kimono.
“Kimono” dịch ra tiếng Việt là “đồ để mặc”. Trang phục này đã sống cùng đất nước Nhật Bản mấy trăm năm và được coi là là quốc phục. Kimono bao gồm một chiếc áo choàng rộng, dùng vành khăn cuốn chặt để giữ cố định kết hợp cùng nhiều dây đai. Trang phục Kimono của nữ giới có nhiều màu và hoa văn trang trí sặc sỡ để gây sự ấn tượng. Còn của nam giới lại có phần đơn giản với màu sắc tối màu, trầm tính và thường không có hoa văn. Có hai loại kimono: kimono tay rộng và kimono tay ngắn. Những người phụ nữ có chồng thường thích sử dụng loại kimono tay ngắn hơn bởi sẽ thuận tiện khi làm việc nhà. Mặc kimono sẽ phải đi kèm với guốc gỗ xỏ ngón cùng tất Tabi màu trắng. Việc mặc kimono sẽ hạn chế tốc độ di chuyển, chúng ta không thể tự do chạy nhảy mà sẽ tự biết phải trở lên dịu dàng, duyên dáng, khép nép, từ tốn hơn bao giờ hết. Đây cũng là đức tính mà văn hóa Nhật Bản hướng tới: không được quá vội vàng, hấp tấp. Ngày nay, do sự phát triển của cuộc sống, người dân Nhật Bản không còn thường xuyên mặc kimono nữa, họ sẽ chỉ mặc quốc phục vào những dịp đặc biệt thôi. Nhưng thực ra cũng giống như tà áo dài duyên dáng của Việt Nam vậy, vào những dịp quan trọng, mặc bộ trang phục quan trọng, càng thêm quý giá và trân trọng bộ trang phục này hơn. Trang phục truyền thống như một cách nhận biết người dân quốc gia này với người dân quốc gia khác.
4. Văn hóa trong giao tiếp.
Người Nhật Bản có quy tắc riêng trong giao tiếp, nó như một luật lệ bất thành văn mà mọi người bắt buộc phải làm theo. Luôn nói lời cảm ơn và lời xin lỗi. Đi theo lời chào hỏi bao giờ cũng đi kèm cái cúi lưng. Dựa vào vai vế, địa vị xã hội mà cách cúi gập mình của người Nhật Bản sẽ khác nhau.
+ Kiểu khẽ cúi chào: Dùng trong các mối quan hệ xã giao, đầu hơi cúi giữ khoảng 1-2 giây.
+ Kiểu cúi chào bình thường: Lưng gập xuống 20-30 độ và giữ trong vòng 3 giây, bàn tay thõng xuống để thẳng. Nếu đang ngồi dưới sàn nhà chỉ cần để hai bàn tay úp xuống, gập đầu cúi chào cách sàn 10-15 cen-ti-met. Đây là kiểu dùng trong giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp.
+ Kiểu cúi Saikeirei: Cúi gập lưng từ từ và thấp nhất có thể để thể hiện sự kinh trọng, biết ơn chân thành và sâu sắc, thường dùng trước ban thờ tổ tiên, khi đến đền, chùa thắp hương, đứng trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Sự im lặng: Đối với người Nhật Bản, họ quan tâm đến hành động nhiều hơn lời nói. Trong một buổi thương thảo, thường thì người có vị trí cao nhất sẽ là người ít nói nhất, họ ngồi quan sát hành động, biểu cảm của người bên dưới để đánh giá tình hình và đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Giao tiếp bằng mắt: Riêng ở đất nước Nhật Bản, việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện trong lúc trò chuyện là điều cấm kỵ, được cho là mất lịch sự. Bởi vậy, khi giao tiếp họ thường nhìn vào các vật trung gian.
II. TÔN GIÁO
Người dân Nhật Bản luôn có sự ý thức cao về thế giới tinh thần, thông minh và khéo léo khai thác và đưa những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp thêm cho sự phát triển của đất nước.
1. Shinto - Thần Đạo.
Đây là tôn giáo dân gian đi cùng Nhật Bản từ năm 200 trước Công Nguyên, trở thành nét đặc trưng của người Nhật Bản. Đức tính tốt đẹp của con người cũng phần lớn được học từ tôn giáo này. Shinto hướng con người ta tới suy nghĩ, ý tưởng tiến bộ: ngay cả những vật bình thường nhất cũng chứ đựng linh hồn ở bên trong, bởi vậy phải học cách quý trọng, yêu thương, tôn trọng vạn vật xung quanh. Shinto dạy chúng ta hành động nhiều hơn lời nói. Ở Shinto không có đấng tối cao nhất mà là rất nhiều vị thần, không đếm được do đó người dân Nhật Bản đã có cụm từ “Tám triệu vị thần”. Sống trên vùng đất luôn phải hứng chịu nhiều thiên tai bởi vậy Shinto nhắc nhở con người phải coi trọng thiên nhiên, phải cố gắng giữ sự cân bằng, hài hòa các yếu tố ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Trên khắp cả nước có tới hơn 80.000 ngôi Đền được xây dựng để thờ các vị Thần trong đạo Shinto. Số người dân theo Thần Đạo chiếm khoảng 52% tổng dân số toàn đất nước.
2. Phật Giáo.
Du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VI, số người theo Phật Giáo chiếm khoảng 40% tổng dân số trên toàn đất nước. Phật Giáo cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển về văn hóa và con người Nhật Bản. Tuy nhiên đạo Phật trên đất nước này không phải bản sao chép y nguyên với nguồn gốc từ Ấn Độ, mà đã được biến đổi để nhân dân có thể dẫ dàng chấp nhận hơn. Đạo Phật hướng đến sự “cứu nhân độ thế” bởi vậy chính phủ Nhật Bản đã cho xây dựng 9 trường tiểu học, 51 trường cấp trung học, 131 trường cao đẳng và 14 trường cấp đại học để học chuyên về Phật học. Ngoài ra còn tiến hành xây dựng 116 viên dưỡng lão, 26 viện cứu hộ, 3 viện tàn phế, hơn 200 cơ sở phúc lợi cho trẻ em, gần 50 viên bảo tàng Phật Giáo và còn mở ra rất nhiều hoạt động, các tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ mọi người.
3. Những tôn giáo khác.
Ngoài ra vẫn còn một số ít tôn giáo được du nhập sang đất nước Nhật Bản như Thiên Chúa giáo, Kito giáo, đạo Hồi…
III. LỄ HỘI
Có 5 lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của “Đất nước mặt trời mọc”
1. Oshougatsu - Lễ hội chúc mừng năm mới.
Khách hẳn với Tết cổ truyền của Việt Nam lấy ngày Mùng 1 tháng 1 Âm lịch, Nhật Bản chọn ngày 1 tháng 1 Dương lịch hàng năm để tổ chức lễ hội chúc mừng năm mới. Oshougastu là lễ hội quan trọng và lớn nhất cả nước, diễn ra trong vòng 3 ngày, từ ngày 1-3/1 Dương lịch với vô số các hoạt động, tiệc tùng. Trong ngày này, nhà nhà đề đặt cây thông Kadomatsu hoặc trang trí bằng dây Shimekazari ở trước cửa nhà, đi đền, chùa đầu năm cầu an, mặc bộ kimono truyền thống, phong tục lì xì và những trò chơi dân gian thì không thể thiếu.
2. Hanama - Lễ hội hoa anh đào.
Nhật Bản được biết đến là xứ sở hoa anh đào, bởi vậy mỗi dịp hoa anh đảo nở từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4, người dân háo hức chờ mong lễ hội Hanama như một món quà mà thiên nhiên mua xuân trao tặng. Lễ hội Hanama được tổ chức kéo dài trong 10 ngày, trong thời gian đó, mọi người thường tụ tập ngồi dưới gốc cây ăn uống, hát hò và thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Có thể nói khi mà từng con phố, từ ngõ nhỏ đều bao trùm sắc hồng-trắng của hoa anh đòa ngỡ như chốn thiên đường tuyệt đẹp.
3. Obon - Lễ hội đèn lồng.
Lễ hội Obon là lễ hội mà con cái có dịp thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn tới cha mẹ, những đấng sinh thành. Lễ hội đèn lồng được tổ chức vào tháng 7, những ngày đầu tiên của ngày lễ, nhà nhà đều trang trí trước cửa những đèn lồng nhiều màu sắc, viếng thăm lăng mộ, và đến ngày cuối cùng mọi người cùng viết những lời chúc dành cho cha mẹ trên những chiếc đèn lồng rồi thả xuống sông, hồ.
4. Koinobori Matsuri - Lễ hội cá chép.
Gắn liền với câu truyện “Ca chép hóa rồng”, với người dân Nhật Bản, họ coi cá chép là biểu tượng của sự dũng cảm, kiên cường, không chùn bước trước khó khăn. Lễ hội Koinobori Matsuri được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch (vừa hay trùng vào Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam). Vào ngày lễ này, khắp đường phố đều treo cờ cá chép đủ các màu sắc và món ăn truyền thống là món Obento và những món ăn được trang trí theo hình cá chép để cầu cho con cái, các bạn nhỏ có sức khỏe.
5. Lễ hội Gion.
Lễ hội Gion được tổ chức vào tháng 7 hằng năm tại đền Yasaka với ý nghĩa xua đi mọi dịch bệnh, ốm đau, những sầu lo trong cuộc sống để hướng tới một sự thanh tịnh, vui vẻ. Hoạt động chính của dịp lễ này là vào ngày 17/7 đoàn diễu hành Yamaboko Yunko đi qua các con phố náo nhiệt ở Tokyo. Ngoài ra còn có lễ Hoko (dựng kiệu), Kama và nghi thức Mikoshi (thanh tẩy).
Qua bài chia sẽ về văn hóa, tôn giáo và lễ hội Nhật Bản mới càng thấy được nơi đây đáng để đến tham quan và trải nghiệm. Nhật Bản là một đất nước luôn chứa đựng những điều thú vị bất ngờ. Bởi vậy bạn hãy dành thời gian để có cơ hội tới xứ sở hoa anh đào du lịch nhé!
Để lại lời nhắn của bạn