Bảo tàng Ramen Shin Yokohama Nhật Bản

Bảo tàng Shin Yokohama Raumen (Shin Yokohama Ra-men Hakubutsukan) được thành lập vào ngày 06/03/1994, là một bảo tàng độc đáo về ramen, một món mì rất phổ biến của Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc. Bảo tàng Ramen này nằm cách ga Shin – Yokohama thuộc tỉnh Yokohama chỉ vài phút đi bộ. Bảo tàng Shin Yokohama hoạt động như một công viên giải trí theo chủ đề về ẩm thực đầu tiên trên thế giới, đã trở thành một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Nhật Bản, và là địa điểm yêu thích của cả các c

Bảo tàng Ramen Shin Yokohama không chỉ là nơi để mọi người có thể tìm hiểu và khám phá tất cả về ramen, mà còn là nơi bạn có cơ hội được thưởng thức hương vị thơm ngon tuyệt vời của các món mì ramen khác nhau. Bảo tàng dành một khu vực cho một số cửa hàng ramen với sự sáng tạo độc đáo của họ cho món ramen, nhưng cửa hàng nào là ngon nhất, cửa hàng nào nhất định phải thử? Hãy để chúng tôi đưa bạn đi dạo qua Bảo tàng Ramen Shin-Yokohama, để bạn lần đầu tiên được khám phá thế giới ramen Nhật Bản.

Bảo tàng Shin Yokohama nằm trong ba tầng của một tòa nhà, hai trong số ba tầng này nằm ở dưới lòng đất. Du khách sẽ phải mua vé tham quan từ một máy bán vé tự động ở phía ngoài cổng và ngồi chờ ở sảnh tầng 1. Ngay phía trước khu vực ngồi chờ là một quầy phục vụ du khách nếm thứ ramen miễn phí, và một bảng điện tử hiện thị thông tin. Bên phải là tủ sách trưng bày hàng trăm cuốn sách dạy nấu mì ramen từ khắp nơi trên thế giới. Phía sau là cửa hàng bán đồ lưu niệm, và đường đua ô tô xèng hoạt động bằng tiền xu. Nếu bạn quan tâm đến lịch sử phát triển của mì ramen, bạn có thể rẽ sang phía bên trái của tiền sảnh. Ở đó, có các bảng trưng bày lớn bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật trình bày chi tiết về sự phát triển của ramen ở Nhật Bản.

Trong khi tầng một được chiếu sáng rực rỡ và rất hiện đại, thì càng đi xuống cầu thang, những khung cảnh cổ kính bắt đầu xuất hiện, tiếp theo là những bức tường được lát gạch. Đi hết bức tường này, bạn sẽ thấy mình đang đứng trước những bức màn noren của bồn tắm suối nước nóng onsen, với tủ đựng đồ bằng gỗ kiểu cũ nằm bên phải của bạn. Thay vì tắm nước nóng, và bước qua rèm cửa thì bạn sẽ đi vào một con hẻm tối hẹp. Phía cuối con hẻmánh đèn và thường có rất nhiều người đang đợi bên ngoài một quán mì nhỏ. Phía bên ngoài quán mì có những chiếc xe tay ga cổ điển đậu dọc con hẻm, biển hiệu cũng mang phong cách cổ điển.

Tiếp theo, sau khi rẽ một hoặc hai góc cua, bạn sẽ đi ngang qua một số cửa hàng ramen nhỏ, và tới một cầu thang phía trước. Đi theo lối cầu thang xuống phía dưới là một khu chợ nhỏ nhưng rất sầm uất, với các nhà hàng bao quanh. Phía sau cầu thang, một tấm biển ghi tên Ga Narutobashi. Phần tầng ngầm của Bảo tàng Ramen là được thiết kế là bản sao của một khu phố ga xe lửa điển hình vào năm 1958, thời điểm mà Momofuku Ando phát minh ra Instant Ramen. Tên ga xe lửa này là hư cấu và vào thời điểm đó, những quảng trường công cộng tại đây có thể không tồn tại nhưng cũng có nhiều chi tiết thu hút sự chú ý của du khách như: những đám mây vào buổi chiều hoàng hôn bao phủ trần nhà, những chiếc ăng-ten tivi cổ điển nhô ra từ mái của các tòa nhà, chiếc hộp trưng bày mô hình một rạp chiếu phim với các áp phích quảng bá bộ phim chiếu trong ngày, hay một chiếc tivi công cộng cổ điển màu đen chiếu những cảnh quay về các trận đấu quyền anh, hoặc các chương trình tương tự thời kỳ cuối năm 1950. Khu vực này được bao quanh bởi các nhà hàng phục vụ nhiều loại mì ramen và phục vụ các món ăn của Okinawa.

Bên cạnh đó, các buổi biểu diễn trực tiếp phù hợp với bối cảnh của bảo tàng thường xuyên được tổ chức ở trung tâm của quảng trường. Đôi khi, các ảo thuật gia truyền thống sẽ biểu diễn những tiết mục theo phong cách đặc trưng của các khu chợ cổ điển Nhật Bản. Hoặc có thể là Kami Shibai - một người kể những câu chuyện được hỗ trợ trực quan bằng một bộ tranh vẽ, thường được đựng trong một chiếc hộp ở phía sau xe đạp.

Hầu hết các nhà hàng đều có biển hiệu và hình ảnh bên ngoài, giới thiệu các món ăn được phục vụ. Hóa ra, con hẻm hẹp ở tầng trên bao quanh toàn bộ quảng trường, mặc dù bạn chỉ có thể đến quảng trường bằng lối cầu thang. Dọc theo con hẻm là quán Kateko Bar, phục vụ bia và đồ ăn nhẹ và là cửa hàng duy nhất cho phép hút thuốc cả ngày.

Bạn có thể tìm thấy các loại mì Ramen đặc sắc đến từ hầu khắp các vùng nổi tiếng về ramen của Nhật Bản như: Sapporo, Kanto, Hakata... Các loại ramen phổ biến: Ramen shoyu (nước tương), ramen miso (tương đậu), ramen tonkotsu (xương heo), ramen shio (muối) và nhiều món khác. Một số nhà hàng tại đây là cửa hàng của những chuỗi nhà hàng nổi tiếng có trụ sở ở nơi khác, nhưng hầu hết chúng đều được điều hành bởi các đầu bếp có trụ sở tại cửa hàng của họ trong bảo tàng.

Trừ khi bạn có sở thích rất riêng đối với một loại ramen cụ thể, nếu không sẽ rất khó để quyết định nên vào nhà hàng nào để thưởng thức món mì ramen đặc trưng. Khi bạn quyết định ăn tại bất kỳ nhà hàng nào, bạn cần phải thanh toán cho món mì bạn chọn từ quầy bán hàng tự động trông khá cổ điển phía bên ngoài nhà hàng. Các máy bán hàng tự động rất dễ sử dụng, được bảo tàng đưa vào hoạt động để phục vụ du khách nước ngoài. Sau khi bỏ tiền mặt và nhấn nút bên cạnh màn hình hiển thị hình ảnh của món mì bạn đã chọn, bạn sẽ nhận được một vé giấy. Đưa vé đó cho những người phục vụ ramen bên trong nhà hàng, tới bàn ngồi chờ và bạn sẽ sớm nhận được tô ramen mà mình đã chọn. Không có gì ngạc nhiên khi giá tại các nhà hàng bên trong bảo tàng có phần cao hơn hầu hết các cửa hàng ramen ở những nơi khác. Một tô ramen có mức giá dao động từ khoảng 900 yên đến khoảng 1.400 yên. Tuy mức giá khá cao, nhưng đổi lại bạn sẽ được thưởng thức tô mì ramen chất lượng cao trong một bầu không khí cổ điển.

Theo các chuyên gia về ramen tại Nhật Bản đánh giá, xu hướng phổ biến hiện nay trong thế giới ramen là “tái nhập khẩu”. Hơn nữa, ramen Nhật Bản đang được công nhận là thể loại ẩm thực độc đáo của riêng mình, bằng chứng là Nakiryu, một cửa hàng ramen ở Tokyo’s Otsuka, đã được trao một sao Michelin năm thứ hai liên tiếp. Nakiryu được giới thiệu trong cả Michelin Guide Tokyo 2017 và 2018. Những người trẻ tuổi có tham vọng đã rời Nhật Bản để tới Hoa Kỳ hoặc Châu Âu mở các cửa hàng ramen, những cửa hàng này trở nên phổ biến và thậm chí nổi tiếng, sau đó họ quay về và mở thêm các chi nhánh ở Nhật Bản. Ví dụ nổi tiếng của xu hướng nhập khẩu ngược này là Yuji Ramen từ New York và Muku Zweite từ Frankfurt, Đức. Cả hai đều thương hiệu mì này đều có thể được tìm thấy ở Bảo tàng Shin-Yokohama Ramen, khiến du khách rất háo hức khi có cơ hội thử món mì ramen của họ.

Bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 11h00 đến 22h00. Riêng chủ nhật và các ngày lễ lớn, bảo tàng sẽ mở cửa đón khách từ 11h30 đến 22h00. Vé vào cửa cho người lớn và trẻ từ 13 tuối trở lên là 310 yên, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và người trên 60 tuổi có mức giá 100 yên, bảo tàng miễn phí vé vào cửa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu bạn muốn rời bảo tàng nhưng sẽ tiếp tục quay lại trong ngày, vui lòng trao đổi với nhân viên hỗ trợ ở lối vào, bạn sẽ được đóng một con dấu lên mu bàn tay để đảm bảo rằng bạn đã mua vé và được miễn phí khi quay trở lại.

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới