Tham quan bức tường Berlin ở Đức

Ghé thăm thành phố Berlin của nước Đức, du khách đâu thể bỏ lỡ 1 biểu tượng nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đó chính là Bức tường Berlin. Từng chia cắt thủ đô của Đức thành 2 nửa riêng biệt Đông và Tây, nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút du khách số lượng khổng lồ tới quốc gia này mỗi năm để hiểu thêm về 1 thời kỳ khốc liệt và đen tối. Hãy cũng Du lịch Di Sản Việt Nam khám phá thêm nhiều thông tin về điểm đến đặc biệt này.

1. Sự hình thành của bức tường

Sau khi nhận thua tại thế chiến thứ 2, nước Đức đã bị chia cắt làm 4 phần và bị chiếm đóng bởi các quốc gia Đồng Minh (Bao gồm Anh, Mỹ, Liên Xô và Pháp). Phần phía Đông nằm dưới sự kiểm soát và khống chế bởi Liên Xô còn phần phía Tây thuộc về 3 nước còn lại. Riêng Thủ đô Berlin của Đức khi đó cũng bị chia làm 2 phần, Đông thuộc về Liên Xô, còn 3 nước Anh, Mỹ và Pháp chiếm phía Tây.

Vào năm 1948, chính quyền của Nga đã tìm cách để có thể sát nhập và kiểm soát toàn bộ thành phố Berlin. Họ bắt đầu nhiều lệnh phong tỏa nhiều khu vực trong thành phố đang thuộc kiểm soát của những nước còn lại nhằm mục đích khiến những nước kia buộc phải rời khỏi Berlin. Mặc dù vậy, Mỹ đã đưa ra quyết định tiếp tục hỗ trợ và tiếp viện những vùng đó từ trên không thay vì rút khỏi đây. Nhờ đó mà có tới hơn 2,3 triệu tấn lương thực cùng những hàng hóa thiết yếu khác đã được vận chuyển và tiếp viện cho Tây Đức. Những hành động này kéo dài cho tới tháng 5 năm 1949 khi mà Liên Xô cho dừng các lệnh phong tỏa của họ.

Cũng trong năm 1949, những phần mà Liên Xô chiếm đóng tại Đức đã trở thành Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Hay còn gọi là Đông Đức) với thủ đô của nhà nước này là phần phía đông thành của Berlin, còn những địa phận mà những quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng đã lập nên Cộng Hòa Liên bang Đức (Hay còn gọi là Tây Đức) lấy thành phố Bonn làm thủ đô.

Trước năm 1961, dân chúng của Đông Đức vẫn được quyên để di chuyển tự do giữa 2 phần Đông và Tây Berlin. Nhưng bởi sự thịnh vượng của Tây Đức mà ngày càng có nhiều thuộc Đông Đức trốn sang hơn với con số ghi nhận được là hơn 20 nghìn người mỗi tháng trong năm 1961.

Chính bởi lý do này mà vào 12/08/1961, chính quyền của Đông Đức đã quyết định việc đóng cửa biên giới để người dân của họ không thể trốn sang phía Tây nữa. Họ gọi đó đó là Bức tường thành chống lại chủ nghĩa Phát xít. Chỉ ngay sau 1 ngày lệnh đó được công bố những hàng rào thép gai đã được bao bọc xung quanh Tây Berlin, những hoạt động giao thông cũng như sự liên kết giữa 2 nửa của thành phố bị dừng lại hoàn toàn.

Thời gian trôi đi, những hàng rào thép gai này được thay bởi những những bức tường với độ cao tới 3,6 mét. Dọc bên bờ đông của những bức tường này là quân đội gác cùng những tháp chòi lính canh. Người ta đã thống kê được ràng có tới 302 tháp canh cùng với 20 bong ke dọc khu biên giới kéo dài 155 kilomet và quân linh được phép bắn bỏ những thành phần bỏ trốn. Trong 28 năm, đã có tới gần 200 người bị bắn chết vì cố vượt biên sang phía Tây.

2 Sự sụp đổ của bức tường Berlin

Vào tháng 5 năm 1989, chỉ 1 khoảng thời gian ngắn sau khi Gorbatchev – Tổng thống của Nga khi đó hủy bỏ những học thuyết Brezhnev, chính quyền Hungary đã quyết định mở cửa biên giới của mình với Áo. Đây là cơ hội để những người thuộc Đông Đức có thể sang phía Tây Berlin bằng con đường Hungary. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều người xuống đường thực hiện những cuộc biểu tình gây áp lực lớn lên chính phủ của Đông Đức.

Với tất cả nỗ lực đó, vào ngày 09 tháng 11 năm 1989, điều luật “cấm vượt biên” đã bị vô hiệu. Ngay sau đó, 1 dòng người lớn đã ồ ạt tới khu vực tường thành để hỏi và yêu cầu được đi qua.

Vào ngày 03 tháng 10 năm 1990, Đông và Tây Đức một lần nữa được hợp nhất sau khoảng 1 năm ngày sụp đổ của bức tường Berlin và trở thành Cộng hòa Liên bang Đức như ngày nay. Tuy phần lớn những bức tường đã bị dỡ bỏ từ đó những vẫn còn sot lại đôi phần. Những phần bị dỡ bỏ được thay bằng những hàng đá sỏi.

Vị trí để tưởng niệm bức tường lịch sử này được đặt tại Bernauer Strabe, đây là nơi nhiều người Đông Đức đã tìm cách để trốn sang được phía Tây và đây cũng là nơi khởi điểm cho việc dỡ bỏ bức tường ngăn cách này. Tại đây bạn vẫn có thể thấy được những phần tường còn nguyên vẹn cũng như những ngọn tháp canh chưa bị dỡ bỏ.

 

Tồn tại trong suốt 28 năm từ 1961 tới 1989, bức tường Berlin không chỉ là thứ ngăn cách 2 phần Đông và Tây của Berlin mà nó còn biểu đạt cho ranh giới của Xã hội chủ nghĩa và Tư Bản bấy giờ.

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới