Giới thiệu đất nước Đài Loan

Đài Loan đã để lại rất nhiều dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí của du khách ở khắp nơi trên thế giới. Được biết đến như “trái tim” của châu Á, nơi đây thu hút tất cả sự chú ý của mọi người bởi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, không khí trong lành, sạch sẽ, những công trình độc đáo và cả nền văn hóa ẩm thực đặc sắc cùng cách ứng xử tuyệt vời của người dân Đài Loan.

Cái tên “Đài Loan” cho đến tận bây giờ chưa bao giờ là hết hot, du lịch Đài Loan chưa bao giờ bị giảm nhiệt. Vì vậy hãy cùng Di Sản Việt tìm hiểu tổng quan về đất nước xinh đẹp này nhé!

1. Vị trí địa lý

Hòn đảo xinh đẹp Đài Loan có tổng diện tích lên đến 35.410 ki-lo-met vuông: cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Quốc hơn 160 ki-lo-met; phía nam cách Philipin khoảng 350 ki-lo-met; phía Bắc cách Nhật Bản 1070 ki-lo-met. Phía đông của Đài Loan giúp với biển Thái Bình Dương. Đây cũng là lý do tại sao các sân bay tại Đài Loan được chọn trở thành các điểm dừng chân, transit của nhiều chuyến bay quốc tế khu vực châu Á. Số lượng đảo nhỏ của Đài Loan khá lớn, 64 đảo thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo xung quan khác. Do đó đất nước này cũng nổi tiếng nhiều bãi biển đẹp. Tuy Đài Loan là hải đảo nhưng phải đến 2/3 diện tích đồi núi cao và rừng cây xanh rậm rạp. Tất cả các điều này để tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đặc sắc, tươi mới.

2. Khí hậu

Đài Loan thời tiết cũng có đủ bốn mùa như Hà Nội, Việt Nam. Tháng 3 đến tháng 4 là mùa xuân, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 khá nóng và ẩm ướt, mùa thu trời mát dễ chịu từ tháng 10 đến tháng 11 và cuối cùng từ tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau là mùa đông. Đài Loan nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, do đó khí hậu trung bình hàng năm rơi vào khoảng từ 23-27 độ C. Phía Bắc Đài Loan (có thành phố Đài Bắc) thường có mưa vừa và mưa to từ tháng 10 đến tháng 3 do ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Còn khi tới mùa đông, ở phía Nam (có thành phố Cao Hùng) ấm hơn phía Bắc, nhiệt độ có khi lên tới 33 độ C. Tháng mưa bão ở Đài Loan thường xuất hiện vào tháng 9 hằng năm.

3. Phân chia khu vực hành chính

Toàn lãnh thổ đảo Đài Loan chia thành ba khu vực chính: Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc được ví như là khu hành chính phát triển nhất, tấp nập nhất, nhộn nhịp nhất và cũng là điểm đến yêu thích nhất của du khách. Ngoài tập trung nhiều khu công nghiệp, ngành điện ảnh ở đây cũng cực kỳ được quan tâm và phát triển mạnh. Đài Trung cũng là nơi tập trung của các khu công nghiệp nhưng số lượng ít hơn Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng phát triển nông nghiệp.

Hiến pháp ban hành năm 1947 là cơ sở để duy trì hệ thống chính trị ở Đài Loan. Quy định trong văn kiện này cho phép tất cả công dân Đài Loan từ 20 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử. Đài Loan đã chuyển từ nhà nước độc đảng sang đế chế dân chủ vào nhưng 1990.

Những cơ quan trong bộ máy chính phủ bao gồm: Phủ Tổng thống; Quốc hội (hiến pháp, pháp luật); Cơ quan điều hành (viện Lập pháp, viện Hành chính, viện Tư pháp, viện Giám sát và cơ quan Kiểm sát); … Tổng thống là người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt các vấn đề liên quan đến quân đổi và an ninh quốc gia.

4. Mật độ dân số

Dân số của Đài Loan ở mức độ đông: đạt 23,78 triệu dân vào ngày 26 tháng 08 năm 2020, trung bình cứ một ki-lo-mét vuông có 673 người sinh sống. Hai thành phố có mật độ dân số đông nhất là Đài Bắc và Cao Hùng. Các khu vực thành thị chiếm 78,16% dân số (đạt hơn 18,518 triệu người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình của người dân ở Đài Loan là 42,5 tuổi. Vào năm 2019, tuổi thọ trung bình của nam giới đạt 77,7 tuổi và nữ giới đạt 83,1 tuổi, so với tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới (72 tuổi) là cao hơn.

Đài Loan có nhiều dân tộc, nhưng nhiều nhất là dân tộc Hán, Mông Cổ, Hồi, Mèo, Cao Sơn,… Dân tộc Hán chiến tới hơn 97% tổng toàn bộ dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người Khách Gia (quê quán Mai Châu và triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) và người miền nam Phúc Kiến (quê quán Thuyền Châu và Chương Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến).

Đi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chính sách về dân số của Đài Loan không ngừng được cải cách, thay đổi để cải thiện dân số già ở đất nước này.

5. Kinh tế

Đài Loan được biết đến là đất nước có nên kinh tế phát triển bậc nhất ở Châu Á. Bên cạnh ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp phát triển mạnh mẽ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại của đất nước này tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Để duy trì xu hướng phát triển, một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước dần dần chuyển thành các doanh nghiệp tư nhân hóa. Thặng dư thương mại và tiền dự trữ nước ngoài của Đài Loan đã và đang được xếp vào loại lớn so với những nước phát triển.

Bên cạnh vô số tập đoàn công nghiệp lớn, có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, sản xuất công nghiệp đạt 50% tổng giá trị và sản phẩm xuất khẩu đạt tới 60%.

Cũng nhờ vào lợi nhuận của các xí nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho nền kinh tế đất nước Đài Loan tăng trưởng nhanh chóng trong 40 năm vừa qua. Đài Loan cũng là quốc gia sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 25 trên toàn thế giới, 14.000usd/năm.

6. Văn hóa

Ngôn ngữ: sử dụng tiếng Hoa phổ thông là chính và được xem là quốc ngữ, chữ viết là chữ Hán phồn thể, ngoài ra còn có tiếng Hakka và ngôn ngữ người dân địa phương vùng miền.

Tín ngưỡng: Đạo Phật là tôn giáo phổ thông ở Đài Loan, có gần năm triệu Phật tử. Chiếm số lượng ít hơn có Đạo Tin lành với gần 500.000 người theo, Đạo Thiên Chúa giáo có khoảng 296.000 người và 52.000 người theo Đạo Hồi.

Tiền tệ: Đơn vị tiền của Đài Loan là Đài tệ (NT$) bao gồm đồng xu và tiền giấy. Tiền đồng xu có các mệnh giá 5 jiao (nhỏ nhất), 1 – 5 – 10 – 20 – 50 yuan. Tiền giấy có các mệnh giá 50 – 100 – 500 – 1000 – 2000 yuan.

Phong tục tập quán của người dân Đài Loan có nét khá tương đồng với người dân Việt Nam, không cầu kỳ. Bữa sáng ăn nhẹ nhàng, ăn nhanh. Bữa trưa ăn no, ăn nhiều. Cả hai bữa sáng và bữa trưa không được phép uống rượu bia.

Cách ứng xử của người dân nơi đây lại bị một phần ảnh hưởng bởi người Nhật Bản (do trong quá trình Nhật Bản cai trị): văn hóa cảm ơn, xin lỗi, xếp hàng, đi tàu điện ngầm, thích đi bộ hơn là đi các phương tiện giao thông xe đạp, xe máy mà đi bộ với tốc độ khá nhanh, vội vàng. Trong giao tiếp, người Đài Loan nói nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, ít để bụng, đặc biệt rất hiếu khách, nhiệt tình, luôn luôn trong trạng thái niềm nở chào đón.

Đài Loan có nền lịch sử ẩm thực lâu đời và rất đa dạng, được mệnh danh là “Cộng hòa Ẩm thực Quốc tế”. Ăn uống đối với người Đài Loan là cả một nghệ thuật. Sự tôn trọng thực khách được nhấn mạnh qua các thể hiện, bày trí món ăn đi kèm cùng các loại gia vị, màu sắc sắc hài hòa. Bởi thế mà hằng năm hàng ngàn lượt khách quốc tế tới Đài Loan du lịch để được thưởng thức hương vị truyền thống nổi tiếng thơm ngon này.

7. Nền giáo dục

Được đánh giá là một trong những nền giáo dục có chất lượng cao trong khu vực Châu Á, Chính phủ Đài Loan luôn đặt lên hàng đầu, dành nhiều sự quan tâm vào việc đầu tư phát triển nền giáo dục nước nhà. So với thế giới, Đài Loan đứng thứ 17 và thứ 4 châu Á (chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) do tổ chức giáo dục thế giới Quacquarell Symonds Limited xếp hạng.

Hệ thống giáo dục ở Đài Loan cũng khá giống Việt Nam với 12 năm học phổ thông bắt buộc. Lên cao hơn có Cao đẳng, Đại học (4 năm, riêng ngàng Y là 7 năm), Thạc sĩ (từ 2-4 năm) và cuối cùng là Tiến sĩ (từ 4-7 năm).

Về chi phí học tập: Hằng năm Chính phủ chi một khoản để đầu tư chiếm 2% GDP dùng cho việc trợ cấp học phí và năm cao trang thiết bị học tập. Do đó học phí tại các trường học ở Đài Loan rất thấp.

8. Nền y tế

Đây cũng là một lĩnh vực mà Chính phủ Đài Loan ưu tiên hàng đầu. Nền y tế Đài Loan đứng đầu châu Á bởi có tới 14 trong số 200 bệnh viện hàng đầu thế giới. Có năm hạng mục đứng đầu thế giới trong nền y tế cảu Đài Loan: phẫu thuật chỉnh hình, ghép gan, ghép khớp, thụ tinh nhân tạo, điều trị các bệnh lý về tim mạch. Dựa vào kết quả của cuộc khảo sát 89 quốc gia và vùng lãnh thổ của Tạp chí CeoWorld (Mỹ) công bố, dịch vụ y tế tốt nhất thế giới với số điểm đạt 78,72/100 thuộc về Đài Loan. Vào những năm gần đây, có một số lượng khá lớn người nước ngoài từ Việt Nam, HongKong, Mỹ, Canada,… đã chọn Đài Loan là một điểm đến vừa kết hợp du lịch, vừa kết hợp chăm sóc sức khỏe.

9. Hệ thống giao thông vận tải

Có hai sân bay quốc tế lớn được đặt tại hai thành phố Đào Viên và Cao Hùng. Hệ thống đường cao tốc, đường bộ, đường sát tuyến Bắc Nam được xây dựng, liên kết với nhau tạo lên sự thuận lợi trong quá trình lưu thông.

Người dân Đài Loan ưa thích những phương tiên công cộng hơn, do đó xe bus và tàu điện ngầm rất phát triển.

Qua một vài nét tổng quan về đất nước Đài Loan, Di Sản Việt hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin bổ ích và chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến du lịch sắp tới của mình!

Để lại lời nhắn của bạn

Các bài viết mới

Tour nổi bật

Cẩm nang du lịch